Phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn

2.4.5.Phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng

Bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào, dù có hoạt động tốt đến đâu cũng không thể triệt tiêu hoàn toàn được nợ quá hạn. Do đó, trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của mình, Vietinbank Hải Phòng đã chủ động tích cực phòng ngừa RRTD với nhiều biện pháp khác nhau như sau:

*Phân tán rủi ro :

VietinBank đã ký thỏa thuận hợp tác triển khai nghiệp vụ bảo lãnh với Ngân hàng phát triển Việt Nam (Vietnam Developing Bank – VDB) nhằm mục đích giảm thiểu RRTD, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp. Với Chi nhánh Hải Phòng đây cũng là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với khách hàng DN. Phạm vi được bảo lãnh cũng đã nâng lên từ vốn điều lệ 10 tỷ đồng, sử dụng tối đa 300 lao động lên thành vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động.

Tuy có bảo lãnh của Ngân hàng phát triển nhưng việc chấp nhận cho vay, lãi suất tiền vay, giám sát quản lý vốn vay vẫn thuộc về VietinBank. Vì vậy có thể nói đây là giải pháp tốt để Chi nhánh Hải Phòng hạn chế RRTD của mình dưới sự bảo lãnh tín dụng của VDB.

* Cho vay đồng tài trợ

Trong quá trình cấp tín dụng, có những DN quan hệ tại Chi nhánh Hải Phòng có nhu cầu vay vốn rất lớn mà Chi nhánh Hải Phòng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Chi nhánh Hải Phòng đã liên kết với các Ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống thẩm định dự án và chia sẻ rủi ro, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Đây là hình thức tín dụng giúp Chi nhánh tiết kiệm chi phí thẩm định, giảm bớt rủi ro khi cho vay.

* Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Thực hiện Quyết định của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Đối với khách hàng là DN, dư nợ tín dụng được phân loại thành 5 nhóm dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank và có tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng như bảng sau:

Bảng 2.9 : Phân loại nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Xếp hạng KH theo hệ Phân loại nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự

thống xếp hạng tín dụng nội bộ phòng rủi ro AAA AA Nợ nhóm 1 0% A BBB Nợ nhóm 2 5% BB B CCC Nợ nhóm 3 20% CC C Nợ nhóm 4 50% D Nợ nhóm 5 100% (Nguồn: Phòng QLRR&NCVĐ)

Vietinbank Hải Phòng đã nghiêm túc thực hiện quy định về trích lập dự phòng rủi ro. Thời điểm cụ thể để trích lập dự phòng rủi ro được Vietinbank Hải Phòng quy định mỗi tháng một lần, phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng trước. Trên cơ sở đó, tình hình trích lập dự phòng RRTD của Chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.10: Tình hình trích lập dự phòng RRTD trong cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Dự phòng RRTD Dư nợ Tỷ lệ dự phòng đã trích trong kỳ RRTD đã trích Năm 2014 49.8 2,490 2.00% Năm 2015 20.7 1,993 1.04% Năm 2016 24 1,468 1.64% (Nguồn: Phòng QLRR&NCVĐ)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của Chi nhánh đã giảm xuống qua các năm, Năm 2014 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 2,0%. Đến năm 2015 và 2016, tỷ lệ này giảm xuống còn 1,04% và 1,64%. Việc trích lập dự phòng rủi ro giảm là do nợ quá hạn giảm.

*Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Hàng năm Vietinbank Hải Phòng thường tổ chức từ 10-15 cuộc tự kiểm tra, phúc tra toàn diện các hoạt động nghiệp vụ và đón tiếp 8-10 đoàn kiểm tra của trụ sở chính, Thanh tra NHNN, Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Thanh tra Chính Phủ ..công tác kiểm soát được tiến hành thường xuyên.

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 84 - 86)