Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo trong Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QT07076_MaiThiOanh_QTNL (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo trong Doanh nghiệp

Việc đánh giá hiệu quả đào tạo được tiến hành dựa trên các tiêu chí đánh giá. Những tiêu chí chính có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả đào tạo gồm:

· Sự thay đổi năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động so với trước khi đào tạo.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: các chỉ tiêu đánh giá có thể sử dụng là:

- Hệ số hoàn thành mức của cá nhân người lao động so với trước khi đào tạo. - Số công nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật so với trước khi đào tạo.

Đối với bộ phận gián tiếp sản xuất: các tiêu chí là:

- Tỷ lệ công việc được hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn với chất lượng so với trước khi đào tạo.

- Tỷ lệ lao động có thể hoàn thành những công việc mới sau đào tạo. - Số lượng tỷ lệ lao động sau đào tạo được mở rộng công việc hoạc đảm đương tốt các vị trí công việc mới

- Tỷ lệ lao động có chất lượng công việc cao hơn hẳn so với trước khi đào tạo. Để đánh giá hiệu quả đào tạo các tổ chức có thể sử dụng thêm tiêu chí: - Tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận của tổ chức sau đào tạo.

- Tỷ lệ tăng tiền lương và thu nhập của người lao động sau đào tạo. ·Sự thay đổi thái độ, hành vi lao động so với trước khi đào tạo.

Các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá mức độ thay đổi hành vi của người lao đống sau đào tạo gồm:

- Mức độ nhiệt tình của người lao động tăng lên so với trước khi đào tạo (có thể phỏng vấn người quản lý trực tiếp để xác định).

- Tỷ lệ lao động có cách tiếp cận mang tính chuyên nghiệp hơn so với trước khi đào tạo.

- Sự thay đổi thái độ của người lao động khi nhận việc và thực hiện công việc so với trước khi đào tạo (nhận việc với thái độ vui vẻ hơn thoải mái hơn, tự tin hơn hoặc khi thực hiện công việc có tính cầu thị cao hơn, tự tin hơn…)

·Thời gian thu hồi kinh phí đào tạo

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất được các tổ chức quan tâm đó là thời gian thu hồi lại kinh phí đào tạo, thời gian thu hồi kinh phí càng ngắn thì sự quyết tâm của tổ chức đối với vấn đề đao tạo càng cao.

Thời gian thu hồi kinh phí đào tạo được tính theo công thức:

T = Cđt / M

Trong đó:

T: là thời gian thu hồi kinh phí đào tạo ( năm )

Cđt: là tổng kinh phí mà tổ chức phải chi trả cho đào tạo trung bình trong năm ( gồm: chi phí để tổ chức các lớp, chi phí để trả lương và phụ cáp khác cho người lao động trong quá trình đi học mà không làm việc...)

M: là phần lợi nhuận tăng lên của tổ chức do đào tạo trung bình / năm

· Một số tiêu chí khác.

Việc đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực, ngoài việc sử dụng những chỉ tiêu nêu trên, doanh nghiệp có thể đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, phỏng vấn, thi hoặc thông qua thái độ hành vi hay sự phản ứng của người đào tạo.

Việc đánh giá chương trình đào tạo là một việc làm tương đối khó khă khi đánh giá được xây dựng trên cơ sở việc thiết kế chương trình đào tạo ban

đầu. Trong đánh giá hiệu quả đào tạo cần phải hiểu được tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất cần phải được làm rõ khi đánh giá. Mục tiêu ban đầu đề ra có đạt được không? Đạt được ở mức độ nào và có những tồn tại gì?

Mặc dù việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo là một việc tương đối phức tạp nhưng là một việc làm cần thiết. Nó giúp tổ chức xác định được những kỹ năng, kiến thức và thái độ hành vi của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của tổ chức và phát hiện ra những nhược điểm của chương trình đào tạo, tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải quyết trong những năm tới không mắc phải nữa.

Một phần của tài liệu QT07076_MaiThiOanh_QTNL (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w