7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Nhân tố bên trong
1.5.2.1. Vị thế của tổ chức trên thị trường
Vị thế của tổ chức chiếm vị trí quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách, chiến lược kinh doanh của mỗi tổ chức. Một tổ chức muốn xây dựng uy tín và thương hiểu của mình trên thị trường, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của cả một tập thể để xây dựng và phát triển thương hiệu đó. Mà còn phải chú trọng đến chất lượng nguồn lực bên trong của tổ chức, bao gồm cả về số lượng và chất lượng. Do đó, mỗi tổ chức nên chú trong đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
1.5.2.2. Mục tiêu, chính sách, chiến lược của doanh nghiệp
Mỗi tổ chức đều có một mục tiêu và chiến lược riếng cho từng giai đoạn phát triển, mục tiêu chi phối hoạt động của tổ chức trong đó có công tác đào tạo nguồn nhân lực. Khi mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu tổ chức, công nghệ,…thì người lao động cần phải được đào tạo lại để có những kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự thay đổi đó.
1.5.2.3. Quy mô, cơ cấu doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì công tác đào tạo càng phức tạp và ngược lại. Cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, sự trao đổi thông tin thuận lợi và mức độ gắn kế các bộ phận càng cao. Ngược lại, tổ chức bộ máy cồng kềnh, phức tạp thì quản lý càng khó, dẫn đến trong công tác đào tạo tiến trình đào tạo sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo trong tổ chức.
1.5.2.4. Quan điểm của lãnh đạo
Quan điểm, nhận thức của lãnh đạo quyết định đến việc tổ chức có quan tâm, đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức hay không. Có lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức cho rằng đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư không có lợi vì sau khi đào tạo thì người lao động có thể sẽ rời bỏ.
Nhưng cũng có nhiều lãnh đạo cho rằng đầu tư cho đào tạo là đầu tư cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp, tổ chức nó làm cho NLĐ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Chính vì vậy quan điểm của lãnh đạo quyết định đến chất lượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, tổ chức.
1.5.2.5. Lực lượng lao động hiên tại của doanh nghiệp
+ Trình độ của người lao động: nghiên cứu chất lượng lao động của lực lượng lao động hiện tại sẽ cho thấy những ai cần đào tạo? Đào tạo những gì?
+ Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính: Về độ tuổi, nếu một tổ chức có cơ cấu lao động trẻ thì nhu cầu đào tạo sẽ cao, điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người lao động, là càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập sẽ giảm đi.
+ Giới tính cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo của một tổ chức. Thông thường trong một tổ chức nếu tỷ lệ nữ cao hơn nam thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp hoặc ngược lại.
1.5.2.6. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đào tạo cũng như mọi công tác khác trong tổ chức đều cần có kinh phí thực hiện. Một nguồn kinh phí đủ đảm bảo triển khai đầy đủ các kế hoạch và nội dung đào tạo đã đưa ra sẽ đảm bảo cho kế hoạch đào tạo được thực hiện tốt, không bị ngắt quãng do thiếu kinh phí. Do đó, những người phụ trách đào tạo, cán bộ kế toán… cần phải dự trù và cân đối thu chi của doanh nghiệp để đảm bảo kinh phí cho đào tạo.
1.5.2.7. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh được coi là căn cứ quan trọng để quyết định sử dụng hình thức đào tạo nào cho phù hợp. Bên cạnh đó căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp còn là cơ sở để xem xét yêu cầu đáp ứng công việc gắn với việc đòi hỏi trình độ nhát định của người lao động để làm tốt công việc. Để từ đó, đào tạo đúng theo chuyên môn, yêu cầu công việc. Mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.
1.5.2.8. Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành bại, hiệu quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Mọi hoạt động đều cần những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nó hoạt đông, việc đào tạo nguồn nhân lựccũng vậy. Công tác đào tạo đòi hỏi phải tổng hợp, phân tích, tính toán, xử lý các số liệu, hồ sơ, văn bản liên quan đến công tác này nên cần phải trang bị nhiều thiết bị văn phòng cơ bản như máy tính , máy pho to, máy in,…và các thiết bị liên lạc, trao đổi thông tin ra bên ngoài với các cá nhân và các tổ chức khác như máy fax, điện thoại, telex….
1.6. Kinh nghiệm công tác đào tạo nguồn nhân lực của một số tổ chức,doanh nghiệp và bài học cho Tổng công ty