Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu QT07076_MaiThiOanh_QTNL (Trang 63 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực thi công và tư vấn xây dựng công trình thủy lợi - thủy điện thì chất lượng lao động phải được đặt lên hàng đầu, qua các năm trình độ chuyên môn của NLĐ trong Tổng công ty không ngừng cải thiện. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn tại Trụ sở chính Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam

(Đơn vị : Người)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trình độ Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ lượng (%) (%) (%) Trên Đại học 51 12.59 62 13.84 80 16.16 Đại học 295 72.84 332 74.11 373 75.35 Cao đẳng 40 9.88 36 8.03 35 7.07 Trung cấp 13 3.21 14 3.13 7 1.42 THPT 6 1.48 4 0.89 0 0 Tổng 405 100 448 100 495 100

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự - Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam CTCP)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân sự tại Tổng công ty có xu hướng tăng cả về chất lượng và số lượng, năm 2016 so với năm 2018 tăng 90 người với mức tăng 22.22%. Nhưng sự tăng về số lượng là chưa đáng kể, biến động ít. Trình độ cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chiếm đa số (trên 70%), trình độ cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp ít, chiếm tỷ lệ nhỏ ở tất cả các năm do chính sách tái cấu trúc lại cơ cấu Tổng công ty đầu năm 2016.

Như vậy trình độ của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty tương đối cao phù hợp vơi đặc thù công việc.

Do yêu cầu đặc thù công việc của cán bộ câp quản lý nên đòi hỏi trình độ của cán bộ công nhân viên phải có trình độ cao. Số ít người có trình độ trung cấp và THPT là những người làm bảo vệ, quét dọn hoặc lái xe.

Một phần của tài liệu QT07076_MaiThiOanh_QTNL (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w