b. Cơ cấu vốn huy động dân cƣ
4.1.2. Định hướng phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư tại BIDV Hà
Thành giai đoạn 2017- 2020
Một là, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đồng thời đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo an toàn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Song song với việc đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua việc tăng cường nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, định chế tài chính là việc tăng cường mở rộng huy động vốn từ dân
cư để tạo nền vốn ổn định, vững chắc, giảm sự lệ thuộc vào các khách hàng lớn. Giữ vững và gia tăng thị phần huy động vốn dân cư trên địa bàn.
Hai là, các Phòng/ Tổ nghiệp vụ, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm tiếp cận khách hàng theo hướng chủ động hơn đối với các đối tượng khách hàng. Phát triển nền khách hàng cá nhân một cách bền vững đồng thời tăng cường đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa giá trị khách hàng. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm huy động vốn đến các tầng lớp dân cư trên địa bàn, chủ động phối hợp giữa các bộ phận xây dựng phương án marketing cụ thể, hiệu quả.
Ba là, chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng trưởng huy động vốn trung, dài hạn. Tăng tính ổn định, hiệu quả nền khách hàng, đẩy mạnh và gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư/ tổng nguồn vốn.
Bốn là, đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, chất lượng phục vụ khách hàng. Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng theo chỉ đạo của BIDV và nghiên cứu các biện pháp chăm sóc khách hàng quan trọng riêng của Chi nhánh.
Năm là, chuyển biến căn bản nhận thức của khối QHKH chuyển từ việc chuyên cho vay tín dụng sang huy động vốn và bán chéo sản phẩm dịch vụ trọn gói, phát triển dịch vụ bán lẻ. Chú trọng đào tạo kỹ năng bán hàng cho cán bộ QHKH.
Sáu là, phấn đấu trở thành một trong những Chi nhánh bán lẻ có thị phần huy động vốn dân cư hàng đầu của BIDV trên địa bàn Hà Nội.