b. Cơ cấu vốn huy động dân cƣ
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động huy động vốn dân cư của các NHTM
Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ. Do đó để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư và người sử dụng vốn thì Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, ban hành các luật, văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng nhưng phải đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM đi đúng giới hạn, phù hợp với xu thế hội nhập.
Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ lạm phát phù hợp và duy trì đà tăng trưởng kinh tế yêu cầu việc phải giải quyết tốt các chính sách và nguồn lực cho sự phát triển như chính sách đất đai; tạo việc làm; an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Cần có một thể chế kinh tế và hành chính hiện đại, có hiệu lực cao… Sự ổn định của môi trường vĩ mô là nhân tố quan trọng cho việc thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư của các NHTM dựa trên hai góc độ: giá trị đồng tiền ổn định và gia tăng thu nhập người dân, từ đó khơi tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế
Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, nhìn chung, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định 291, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Từ đó, làm hạn chế tiền mặt trong dân và gia tăng lượng tiền trong tài khoản tại ngân hàng.