b. Cơ cấu vốn huy động dân cƣ
4.2.5 Phát triển nguồn nhân lực
Con người luôn là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, yếu tố con người có tính chất quyết định đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nói chung và hiệu quả công tác huy động vốn nói riêng. Bởi vì, sự cạnh tranh trong các đặc tính sản phẩm của các NHTM thường ít có sự khác biệt, về lâu dài, ngân hàng tạo lợi thế cạnh tranh trong cung cách phục vụ khách hàng.
BIDV Hà Thành phải thường xuyên hơn nữa tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhất là nhưng cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng. Khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp cận các kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm và mở rộng quan hệ. Cụ thể: - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện hành. Để giúp ngân hàng tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay, mỗi nhân viên phải không ngừng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, phát huy trí sáng tạo trong công việc. Như vậy, để người lao động thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ thì ngân hàng cần phải có cơ chế khuyến khích cán bộ, nhân viên học tập bằng cách hỗi trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí; thực hiện chế độ khen thưởng; đề bạt đối với những cán bộ, nhân viên chịu khó học tập và có kết quả thực trong công việc. Thông qua cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ say mê học tập nghiên cứu. Họ phải hiểu rõ không học tập sẽ bị tụt hậu so với yêu cầu của công việc và so với đồng nghiệp.
Song song với việc tự học tập của mỗi cán bộ, ngân hàng nên định kỳ mở các lớp đào tạo cho cán bộ huy động vốn một cách hệ thống các lĩnh vực quan trọng:
- Đào tạo công tác Marketing và chăm sóc khách hàng
- Đào tạo nghiệp vụ, nhất là các nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế - Đào tạo ngoại ngữ
- Đào tạo về quản lý
- Đào tạo về công nghệ thông tin
Mặt khác, cần tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về các văn bản, chế độ mới; kiến thức lý luận, khoa học mới; kinh nghiệm thực tế tổng kết từ thực tiễn hoạt động tại Chi nhánh ... Trong đào tạo, bồi dưỡng tác nghiêp cần lưu ý đào tạo để nhân viên thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, có tính chuyên nghiệp và tỉnh kỷ luật cao; vừa tuân thủ các quy trình công nghệ ngân hàng, vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong công việc được giao. Ngoài hình thức tổ chức học tập trung, nên trang bị cho các phòng nghiệp vụ những tài liệu, báo chí chuyên ngành ngân hàng, tài chính, thị trường, kinh tế,... để khuyến khích cán bộ, nhân viên tự tìm hiểu và thu thập thông tin.
Đây không chỉ là giải pháp trước mặt mà còn là về lâu dài nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần đào tạo định kỳ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa một cán bộ ngân hàng hiện địa không chỉ cần thành thạo về nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về nhiều lĩnh vực, là chuyên gia tư vấn, marketing,...