9. Kết cấu của Luận văn
3.1.2. Phương tiện để đạt chất lượng khi áp dụng “chu trình PDCA”
Phƣơng tiện để đạt chất lƣợng khi áp dụng “chu trình PDCA” trƣớc hết thể hiện ở sự cam kết trong quản lý của chủ thể quản lý, trong trƣờng hợp này là Lãnh đạo Hãng.
Đối với bất kỳ hệ thống quản lý chất lƣợng nào thì lãnh đạo đều đón vai trò then chốt, quan trọng nhất và việc này là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống quản lý chất lƣợng. Sự cam kết của các nhân lực lãnh đạo có một vai trò quan trọng, nó tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động chất lƣợng trong tổ chức, thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của họ đối với hoạt động chất lƣợng.
Từ đó lôi kéo sự tham gia của các thành viên trong tổ chức vào chƣơng trình chất lƣợng. Để minh chứng cho sự cam kết của mình trƣớc khi thực hiện ISO 9000, lãnh đạo cao cấp phải thiết lập văn bản đƣợc gọi là “Bản tuyên bố mục đích”.
“Bản tuyên bố mục đích" nhằm thông đạt cho tổ chức biết đƣợc mục tiêu của tổ chức, những lợi ích mong đợi, phạm vi của hệ thống quản lý chất lƣợng và mức độ ƣu tiên của hệ thống quản lý chất lƣợng. Cam kết của cấp lãnh đạo bao gồm cam kết của lãnh đạo cao cấp và cam kết của lãnh đạo cấp trung gian.
Hai cấp quản lý này quyết định việc thực hiện thành công ISO 9000. Nếu một trong những nhà quản trị của hai cấp này không thông hiểu và cam kết thực hiện ISO thì kế hoạch thực hiện ISO 9000 có thể sẽ bị phá sản.
Biểu hiện việc cam kết của lãnh đạo cao cấp
- Xem việc thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng là một trong những ƣu tiên hàng đầu của tổ chức.
- Thông đạt tầm nhìn của tổ chức và mô tả việc thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng sẽ đóng góp nhƣ thế nào cho tầm nhìn của tổ chức
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện vai trò dẫn dắt khi áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ở những điểm sau :
+ Thiết lập và thông đạt chính sách chất lƣợng + Thiết lập và thông đạt mục tiêu chất lƣợng
+ Xác định trách nhiệm và quyền hạn của tất cả các công việc + Chỉ định đại diện lãnh đạo
+ Thực hiện việc đánh giá thƣờng xuyên và chính thức hệ thống quản lý chất lƣợng.
Biểu hiện sự cam kết của các lãnh đạo cấp trung gian đƣợc thể hiện: thực hiện ISO 9000 là một trong những công việc ƣu tiên hàng đầu, phân bổ nguồn lực để thiết lập, thực hiện, duy trì và điều chỉnh khi cần thiết hệ thống quản lý chất lƣợng, trong lúc đó vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng. Nhận rõ và loại bỏ những rào cản về mặt thông tin giữa các phòng ban, khuyến khích một cách tích cực việc kiểm tra và cải tiến hệ thống quản lý chất lƣợng bằng hình thức thành lập nhóm giải quyết vấn đề, lắng nghe ý kiến và đề xuất của nhân viên và thực hiện ngay các giải pháp tốt. Xem xét định kỳ tình trạng và kết quả của hệ thống quản lý chất lƣợng và công bố cho nhân viên biết. Loại bỏ những hoạt động không hỗ trợ việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng.
Thực hiện đào tạo lại và đào tạo mới cho toàn bộ nhân lực, nhân viên Hãng. Nguồn lực con ngƣời luôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nói chung và từng daonh nghiệp hay thậm chí gia đình nói riêng. Hãng hàng không Cambodia Angkor Air là một Hãng mới đƣợc thành lập và đang trong quá trình phát triển, muốn xây dựng thành công hệ
thống quản lý chất lƣợng thì chắc chắn cần phát huy có hiệu quả nguồn lực con ngƣời của Hãng.
Bảng 3.1. Mô hình phƣơng pháp tiếp cận theo quá trình
Thực hiện khen thƣởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Khen thƣởng đảm bảo thành tích đến đâu, khen thƣởng đến đó, không nhất thiết phải trình tự có hình thức khen thƣởng mức thấp rồi mới đƣợc khen thƣởng mức cao hơn; thành tích đạt đƣợc trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hƣởng càng lớn thì đƣợc xem xét, đề nghị khen thƣởng với mức cao hơn; khen thƣởng cho các tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
- Khen thưởng thường xuyên: Kết thúc một năm công tác, cá nhân, tập thể lập đƣợc thành tích xuất sắc trong năm đƣợc đơn vị lựa chọn, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thƣởng.
- Khen thưởng đột xuất: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tập thể lập đƣợc thành tích xuất sắc đột xuất; có các sáng kiến, cải tiến, đề xuất mang lại hiệu quả thiết thực; có tác dụng nêu gƣơng trong phạm vi đơn vị, hay toàn Hãng sẽ đƣợc Ban lãnh đạo khen thƣởng ngay sau khi lập đƣợc thành tích.
- Khen thưởng chuyên đề: Khi kết thúc một chƣơng trình hoặc một chuyên đề công tác, cá nhân, tập thể lập đƣợc thành tích xuất sắc sẽ đƣợc xét khen thƣởng.
- Khen thưởng theo niên hạn (áp dụng đối với tập thể): Các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao và 5 năm liền đƣợc Bằng khen của Hãng kèm theo một phần thƣởng tƣơng xứng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Trƣởng các bộ phận, Giám đốc các chi nhánh phối hợp với nhau để cùng tổ chức phong trào thi đua, phát động phong trào thi đua trong phạm vi quản lý và chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thƣởng hoặc đề nghị khen thƣởng.
Lãnh đạo cao nhất của Cơ quan phải chỉ định một ngƣời trong Ban Lãnh đạo, thay mặt Lãnh đạo gọi là Đại diện Lãnh đạo để tổ chức xây dựng, thực hiện Hệ thống quản lý chất lƣợng. Tốt nhất nên là Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc Hãng. Ngƣời Đại diện của Lãnh đạo này có trách nhiệm và quyền hạn, đảm bảo Hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc thiết lập, thực hiện và duy trì, báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo tình hình thực hiện và những yêu cầu cần điều chỉnh, cải tiến Hệ thống quản lý chất lƣợng, nâng cao nhận thức trong toàn Cơ quan về yêu cầu, mong đợi của Khách hàng, trong giới hạn qui
định, liên hệ với các Tổ chức và cá nhân bên ngoài để giải quyết các vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lý chất lƣợng.