Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong phát triển

Một phần của tài liệu Hoàng Thị Kiều Trang - K47B Thương mại (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.3Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong phát triển

Sự thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một số ngân hàng nêu trên đem lại cho các NHTM một số kinh nghiệm như sau:

-Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích sản phẩm và dịch vụ.

Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Các ngân hàng bán lẻ đều thành lập cho mình bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công

nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, hay các sản phẩm đặc trưng phù hợp cho các phân đoạn khách hàng để thu hút tối đa khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng còn tăng cường bán chéo sản phẩm với các đối tác khác để sản phẩm của ngân hàng đa dạng và tiện ích hơn như hợp tác với các công ty bảo hiểm cung cấp các sản phẩm tiết kệm tặng kèm bảo hiểm, cho vay kèm bảo hiểm...

-Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng

Các ngân hàng bán lẻ hiện nay rất chú trọng mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới kênh phân phối bao gồm cả mạng lưới truyền thống và hiện đại. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các ngân hàng có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Việc phát triển mạng lưới cần phải tính đến các yếu tố như địa lý, dân cư, thu nhập, trình độ dân trí, thói quen để gắn với việc phát triển mạng lưới là việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

-N âng cao hạ tầng kỹthuật và công nghệ hiện đại

Để phát triển DVBL thành công thì phải dựa trên nền tảngứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Đây cũng là một nhân tố để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phải đáp ứng yêu cầu xử lý tự động các quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định thông tin, xử lý nghiệp vụ chính xác, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính, đảm bảo an toàn và bảo mật trong kinh doanh.

-Tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng.

Xây dựng một chiến lược tiếp thị rõ ràng, bài bản để cung cấp các sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tăng cường quảng bá để khách hàng cá nhân có thể biết và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các chương trình PR, quảng cáo nên xây dựng để tạo ra điểm khác biệt riêng có của ngân hàng. Tập trung công tác chăm sóc khách hàng trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ. Thường xuyên nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để đổi mới, tăng tiện ích của sản phẩm. Để khách hàng gắn bó với ngân hàng, cần

xây dựng các chương trình khuyến mại, các chương trình tích điểm để thể hiện sự tri ân của ngân hàng với khách hàng thông qua các giải thưởng, các chương trình du lịch hoặc nhữngưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ Xây dựng chính sách giá, phí cho từng nhóm đối tượng khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng quan trọng để duy trì được nền khách hàng bền vững.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH

BẮC QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Hoàng Thị Kiều Trang - K47B Thương mại (Trang 34 - 37)