động cá nhân
Toà án là cơ quan Nhà nước được thực hiện trực tiếp quyền tư pháp, có chức năng xét xử các vụ án để bảo vệ pháp luật và bảo đảm công bằng xã hội. Khác với các cơ quan Nhà nước khác, xét xử là chức năng đặc thù của Toà án và chỉ có Toà án mới có quyền xét xử các vụ án. Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết TCLĐ cần căn cứ vào quy định chung của BLTTDS và quy định trong BLLĐ để xác định và trả lời rõ các luận điểm: Tòa án nhân dân có quyền xét xử một vụ TCLĐ hay không và nếu có quyền xét xử vụ TCLĐ đó thì Tòa án nhân dân nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án một cách hợp lý, khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Toà án với các cơ quan Nhà nước, giữa các Toà án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho Toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ tranh chấp, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp, tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Toà án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự.
Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các TCLĐ cá nhân chủ yếu do Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện. Theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sơ thẩm các vụ TCLĐ cá nhân mà có đương sự đang ở nước ngoài, có tài sản là đối tượng tranh chấp đang ở nước ngoài, phải ủy thác cho cơ quan tư pháp đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Tòa án nước ngoài và những vụ TCLĐ cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần phải lấy lên để giải quyết.
Thẩm quyền của TAND trong vụ việc giải quyết TCLĐ cá nhân có thể được tiếp cận dưới những góc độ sau đây: