Nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI TOÀ ÁN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 75 - 79)

án nhân dân Thành phố Hà Nội

Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật lao động đến mọi người, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ. Các Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố cần chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến quy định của BLTTDS và quy định về thẩm quyền giải quyết TCLĐ của Tòa án nhân dân để mọi chủ thể hiểu được vị trí, vai

trò của Tòa án nhân dân trong giải quyết các TCLĐ. Xét xử tại phiên tòa cũng được coi là hình thức giáo dục pháp luật có tác dụng tích cực trong việc cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa phát sinh các TCLĐ mới. Qua phiên tòa sẽ giúp cho ý thức pháp luật của NLĐ, NSDLĐ được nâng cao.Ngoài ra, cần tăng cường công tác xét xử lưu động góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật đến NLĐ.

Thứ hai, cần quán triệt quan điểm tuân thủ pháp chế và tinh thần trách nhiệm đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ công tác giải quyết các vụ việc lao động trong nội bộ ngành Tòa án để đảm bảo việc giải quyết các vụ án lao động được diễn ra nhanh chóng, khách quan, kịp thời và đúng pháp luật [29].

Thứ ba, cần xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp, ngăn chặn việc các doanh nghiệp “lách luật” khi các chế tài xử lý chưa đồng bộ. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ; tổ chức thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động dẫn đến TCLĐ.

Thứ tư, cần củng cố, tổ chức nhân sự các Tòa án lao động, tăng cường việc bồi dưỡng kiến thức về lao động – xã hội và đặc biệt là kiến thức về pháp luật lao động để các Tòa án lao động có khả năng đảm nhiệm công việc mới này trong tương lai. Nâng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp của cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác giải quyết, xét xử các vụ án, đặc biệt là các Thẩm phán tham gia xét xử (Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, từng bước nâng cao trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp cho Thẩm phán, cán bộ Tòa án đáp ứng yêu cầu công tác xét xử). Chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vi phạm, khuyết điểm trong công tác của cán bộ, công chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có người vi phạm nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong toàn ngành.

Thứ năm, cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp liên tịch với các cơ quan hữu quan như sở tư pháp, viện kiểm sát nhân dân các cấp, liên đoàn lao động để trao đổi, rút kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình xét xử. Tòa án các cấp cần làm tốt công tác tổng kết xét xử, đảm bảo về nội dung

báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân. Qua đó phát hiện những vướng mắc, bất cập để đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất.

Thứ sáu, TAND Thành phố và các quận, huyện cần quan tâm đặc biệt đến công tác thi hành án.Các phán quyết của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án lao động. Việc thi hành án đạt hiệu quả cao sẽ khẳng định được vai trò đặc biệt của tòa án trong việc giải quyết TCLĐ. Trong một số trường hợp, việc bản án tuyên không rõ, thiếu cụ thể khiến đương sự cố tình lợi dụng sơ hở đó để không chấp hành bản án, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án. Vì vậy cần đề cao công tác điều tra, giám sát, kiểm tra đối tượng của cơ quan thi hành án. Để tránh gặp phải những thiếu sót này lãnh đạo các ngành Tòa án nhân dân cần nâng cao năng lực của các cán bộ ngành Tòa án, thường xuyên cử cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hàng năm phải tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký và Hội thẩm TAND.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đề từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật. Thực trạng giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án nhân dân Hà Nội trong thời gian qua đã được Luận văn triển khai trên cơ sở các nội dung sau: Thực tiễn giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án trên ba phương diện những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Thông qua việc đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại như vậy, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết TCLĐ cá nhân tại TAND trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Các quan hệ lao động ngày càng gia tăng và phát triển đa dạng, các TCLĐ phát sinh từ quan hệ lao động cũng từ đó tăng nhanh và ngày càng phức tạp. Do đó cần có những phương thức giải quyết hiệu quả để áp dụng vào từng vụ án lao động góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là Tòa án là cơ quan duy nhất giải quyết TCLĐ cá nhân. Bên cạnh cơ chế giải quyết thông qua tòa án, các TCLĐ cá nhân còn được giải quyết thông qua cơ chế hòa giải hoặc do các bên tự định đoạt. BLTTDS năm 2015 cùng với BLLĐ năm 2012 đã giúp cho việc giải quyết TCLĐ cá nhân được thống nhất, thể hiện bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội nói riêng cũng như TAND nói chung trong những năm vừa qua đã đạt được rất nhiều thành tựu cần được phát huy nhưng bên cạnh đó, việc giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và các quan hệ lao động ngày càng đa dạng, phức tạp thì vai trò của Tòa án trong việc giải quyết TCLĐ ngày càng rõ nét. Do đó, cần phải có những thay đổi, bổ sung cả về luật hình thức (BLTTDS) và luật nội dung (BLLĐ) cho phù hợp, góp phần củng cố niềm tin của các chủ thể vào pháp luật và hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các TCLĐ cá nhân xảy ra./.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI TOÀ ÁN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w