Toà án nhân dân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên tranh chấp được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ. Ngoài thời gian hiệu lực đó, các bên không được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Cũng theo tinh thần đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được
quyền từ chối, không giải quyết TCLĐ đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật không cản trở việc các bên giải quyết TCLĐ bằng các phương thức khác mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật như tự thương lượng hoặc hoà giải ngoài tố tụng.
Trước đây, tại Điều 167 BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007) quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân là 6 tháng đến 3 năm tuỳ vào loại tranh chấp, cụ thể thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân được quy định như sau:
- Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các TCLĐ quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này; Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này; Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này; Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.
Có thể thấy, BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007) quy định như vậy là không hợp lý, bởi lẽ đối với những trường hợp đã quy định hoà giải mà không thành hoặc không được hoà giải trong thời hạn quy định thì thời hiệu khởi kiện tại Toà án bị rút ngắn hơn so với những vụ tranh chấp được khởi kiện ra Toà án mà không cần thông qua hoà giải. Đồng thời, hoà giải viên lao động không phải là một cơ quan chuyên trách giải quyết TCLĐ cá nhân như Toà án, nếu thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân kéo dài thì càng khó khăn cho việc hoà giải, ngay cả hoà giải thành cũng làm cho việc duy trì mối quan hệ lao động rất khó được thực hiện, vì trong thời gian đó có thể NSDLĐ đã thuê được NLĐ khác thay thế hoặc NLĐ đã tìm được công việc mới.
Để khắc phục tình trạng trên, theo quy định tại Điều 200 BLLĐ năm 2012, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân. Khoản 2, Điều 202 BLLĐ năm 2012 đã quy định rõ thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết TCLĐ cá nhân. Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết là 1 năm. Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là
“ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”. Việc xác định chính xác thời điểm bắt đầu tính thời hiệu rất quan trọng, bởi từ đó xác định được chính xác thời điểm hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp, xác định được người yêu cầu còn quyền yêu cầu hay không và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ có nhận thụ lý đơn yêu cầu để giải quyết hay không.
Như vậy, quy định của BLLĐ năm 2012 về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ đã cụ thể, rõ ràng và hợp lý hơn so với quy định của BLLĐ năm 1994. “Ngày phát hiện ra hành vi” (tức là ngày bắt đầu thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ) theo quy định tại Điều 202 BLLĐ năm 2012 sẽ được xác định tùy vào từng vụ TCLĐ cụ thể. Việc quy định như vậy sẽ giảm thiểu được những thiệt hại cho các bên trong TCLĐ, đặc biệt khi một bên lợi dụng quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết không rõ ràng để gây thiệt hại cho bên kia.
Ví dụ: Trong trường hợp tranh chấp về kỷ luật sa thải, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp thường sẽ được tính kể từ ngày quyết định sa thải có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu NLĐ nhận được quyết định sa thải sau ngày quyết định có hiệu lực thi hành thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lại được tính kể từ ngày NLĐ nhận được quyết định sa thải đó.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi áp dụng Điều 202 BLLĐ năm 2012 là thời hiệu khởi kiện vụ án lao động được áp dụng theo quy định riêng tại Khoản 2, Điều 202 BLLĐ năm 2012 mà không áp dụng thời hiệu theo quy định chung của BLTTDS năm 2015. Trường hợp trước khi yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết, các bên đã yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải thì thời hiệu khởi kiện vẫn được tính “kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm” chứ không tính từ ngày có biên bản hòa giải không thành của hòa giải viên lao động hay kể từ ngày hết hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
Tóm lại, BLLĐ năm 2012 đã quy định một cách cụ thể, rõ ràng về thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân. Các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng như các đương sự sẽ căn cứ vào đó để xác định thời hiệu và tránh tình
trạng vi phạm pháp luật về thời hiệu yêu cao hiệu quả của hoạt động này, bảo vệ tranh chấp.
cầu giải quyết TCLĐ cá nhân, góp phần nâng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên xảy ra