Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu K47BQTKDthuongmai_LeThiTuyetNgan (Trang 30 - 33)

5. Bố cục đề tài

1.6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Luận văn “ Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ” của Hà Thị Hớn Tươi (2008).

Thang đo gồm 6 yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới và được sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần, đó là: khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, mức độ tin cậy, sự thông cảm, phương tiện vật chất hữu hình, tiếp cận thuận tiện. Tất cả được đo lường bằng 44 biến quan sát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cả 6 thành phần trên đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Trong đó, nhân tố mức độ tin cậy có tác động nhiều nhất đến mức độ hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ và nhân tố mức độ đồng cảmcó tác động thấp nhất đến sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ tiệc cưới. Hạn chế của trong nghiên cứu là việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Do đó, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao, và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát được toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu.

- Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng Rainbow” của Nguyễn Thị Khánh Hà (2012).

Dựa vào thang đo SERVQUAL và thông qua kết quả nghiên cứu định tính, tác giả cho thấy có 6 nhân tố (mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo, phương tiện hữu hình và giá cả) tác động đến mức độ hài lòng của thực khách khi tham dự tiệc

cưới. Sau khi phân tích nhân tố các thang đo lường từ nghiên cứu định tính cho thấy thang đo có 7 nhân tố tác động. Đó là mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, sự đảm bảo, mức độ đảm bảo, phương tiện vật chất hữu hình, và mức độ tiếp cận thuận tiện). Trong đó, nhân tố mức độ tin cậycó tác động nhiều nhất đến mức độ hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ và nhân tố mức độ tiếp cận thuận tiệncó tácđộng thấp nhất đến sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ tiệc cưới. Hạn chế của trong nghiên cứu là việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện nên luận văn có tính khái quát không cao và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát được toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu.

- Khóa luận tốt nghiệp “ Đánh giá chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại khách sạn Điện Biên” của Nguyễn Thị Thiên Lý (2014).

Dựa vào thang đó SEVQUAL và sau khi nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng khi tham gia tiệc cưới tại nhà hàng, khác với kết quả nghiên cứu định tính lúc đầu (bao gồm 5 yếu tố: mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ, mức độ đồng cảm và phương tiện vật chất hữu hình).

Kết quả sau khi nghiên cứu bao gồm 4 yếu tố, đó là: mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đồng cảm và cuối cùng là chương trình tiệc cưới. Trong đó, nhân tố mức độ tin cậy có tác động nhiều nhất đến mức độ hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ và nhân tố chương trình tiệc cướicó tác động thấp nhất đến sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ tiệc cưới. Hạn chế của nghiên cứu là do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kinh phí nên số lượng mẫu điều tra còn hạn chế và chưa khảo sát ý kiến của thực khách một cách tổng quát nhất.

- Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiệc cưới của nhà hàng khách sạn Duy Tân Huế” của Ngô Hữu Khánh Linh (2010).

Dựa vào thang đo SERVPERF và kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố (mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ, mức độ đồng cảm và phương tiện vật chất hữu hình) tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng khi đặt và tham dự tiệc cưới tại nhà hàng khách sạn Duy Tân Huế. Trong đó, nhân tố mức độ tin cậy có tác động nhiều nhất đến mức độ đáp ứng của thực khách về chất lượng dịch vụ và nhân tố phương tiện vật chất hữu hình có tác động thấp nhất đến sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ

tiệc cưới. Hạn chế của nghiên cứu là do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kinh phí nên số lượng mẫu điều tra còn hạn chế và chưa khảo sát ý kiến của thực khách một cách tổng quát nhất.

Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả Ngô Hữu Khánh Linh sử dụng mẫu điều tra là cả khách đặt tiệc cưới và những thực khách tham dự tiệc cưới nhưng chỉ thực hiện với 104 mẫu, trong khi nếu chỉ điều tra mẫu về phía những khách hàng đã đặt tiệc cưới với 135 mẫu, kết quả nghiên cứu sẽ có độ chính xác cao hơn.

Đề tài nghiên cứu trên sử dụng phương pháp spss 16.0 để xử lý và phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả, kiểm định phương sai 1 yếu tố Oneway ANOVA, kiểm định One- Sample T-Test và phân tích hồi quy tuyến tính bội. So với đề tài nghiên cứu này, ngoài những phương pháp trên tác giả có sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trịhội tụ và giá trị phân biệt. Ở phương pháp phân tích hồi quy, tác giả sẽ dò tìm các vi phạm giả định trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm định tự tương quan của các sai số (DW), kiểm tra hệ số phóng đại phương sai (VIF), đánh giá độ phù hợp của mô hình qua R 2 hiệu chỉnh, sau đó xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội, mà ở nghiên cứu của tác giả Ngô Hữu Khánh Linh không có.

Về phần bảng hỏi dùng để điều tra đối tượng nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng hỏi có nội dung tập trung và phù hợp với những đối tượng là những khách hàng đã đặt tiệc cưới tại nhà hàng khách sạn Duy Tân. Khác với nghiên cứu của tác giảNgô Hữu Khách Linh, bảng hỏi được xây dựng cho cả khách hàng đặt tiệc cưới tại nhà hàng khách sạn Duy Tân và cả những thực khách tham dự tiệc cưới.

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG

Phương tiện hữu hình Sự đồng cảm Khả năng đáp ứng

Sự đảm bảo Độ tin cậy

Một phần của tài liệu K47BQTKDthuongmai_LeThiTuyetNgan (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w