Cơ cấu tổ chức bộ phận nhà hàng

Một phần của tài liệu K47BQTKDthuongmai_LeThiTuyetNgan (Trang 46 - 48)

5. Bố cục đề tài

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận nhà hàng

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của bộ phận nhà hàng khách sạn Duy Tân

(Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính, khách sạn Duy Tân) Ghi chú:

: Quan hệ trực tuyến

Sơ đồ cơ cấu của nhà hàng khách sạn Duy Tân Huế theo mô hình trực tuyến, trưởng nhà hàng là người đứng đầu trực tiếp, quyền quyết định trong quá trình điều hành và chịu trách nhiệm trước hết về hoạt động kinh doanh của nhà hàng với đơn vị cấp trên. Các tổ phó, trưởng tổ chức sự kiện, bếp trưởng chịu trách nhiệm quản lí nhân viên cấp dưới của mình. Mỗi nhân viên nhận mệnh lệnh và có nhiệm vụthi hành công việc theo sự chỉ thị và giám sát của cấp trên.

Chức năng của từng bộ phận

Trưởng nhà hàng: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ tất cả các bộ phận của nhà hàng, báo cáo và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình kinh doanh của nhà hàng. Chịu trách nhiệm giám sát tổng thể, lập kế hoạch và phối hợp tất cả hoạt động của toàn bộ nhân viên trong nhà hàng để đảm bảo chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Bên cạnh đó, tiếp nhận và xử lý mọi thắc mắc, ý kiến và phản hồi của nhân viên.

Tổ phó nhà hàng: Có trách nhiệm hỗ trợ quản lí, giám sát các hoạt động tại nhà hàng theo kế hoạch đã đề ra, phụ trách các công tác dịch vụ, chất lượng của nhà hàng và trực tiếp đào tạo kỹ năng, quy trình làm việc cho nhân viên phục vụ nhà hàng.

Trưởng ca nhà hàng: Có nhiệm vụ quản lí, sắp xếp, điều động nhân viên trong ca phục vụ của mình nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất trong quá trình phục vụ. Trực tiếp hỗ trợ nhân viên thực hiện các công việc đồng thời xử lý các vấn đề nằm ngoài khả năng của nhân viên và trực tiếp giải quyết các khiếu nại hoặc thắc mắc của khách hàng.

 Trưởng tổ chức sự kiện: Có nhiệm vụ lên ý tưởng, trình bày, đàm phán với khách hàng về kế hoạch và tổ chức các chương trình sự kiện. Trực tiếp huy động, điều động nhân viên để thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức sự kiện.

Bếp trưởng: Có nhiệm vụ điều hành, giám sát hoạt động của nhân viên trong bếp và quản lí nhân sự bếp. Bên cạnh đó, bếp trưởng còn có nhiệm vụ xây dựng thực đơn món ăn và phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, bếp trưởng có nhiệm vụ quản lí các công cụ, tài sản được giao và phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bếp phó: Là người phụ tá của bếp trưởng và thay thế điều hành mọi hoạt động trong bếp khi bếp trưởng vắng mặt. Bên cạnh đó, bếp phó kết hợp cùng bếp trưởng để xây dựng các món ăn và xây dựng thực đơn các món ăn.

Một phần của tài liệu K47BQTKDthuongmai_LeThiTuyetNgan (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w