Tỷlệhoàn thành kếhoạch tiêu thụ

Một phần của tài liệu LÊ THỊ CẨM CHI (Trang 31)

5. Cấu trúc của đềtài

1.1.5.3. Tỷlệhoàn thành kếhoạch tiêu thụ

Sản lượng tiêu thụthực tế

Tỷlệ(%) hoàn thành kếhoạch TTSP = x 100%

Sản lượng tiêu thụkếhoạch

Chỉtiêu này cho biết DN có hoàn thành kếhoạch tiêu thụsản phẩm hay chưa. Nếu tỷlệnày lớn hơn hoặc bằng 100% chứng tỏDN đã hoàn thành kếhoạch. Nếu tỷ lệnày dưới 100% chứng tỏDN chưa hoàn thành kếhoạch tiêu thụ.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình tiêu thụphân bón của nước ta trong giai đoạn gần đây

 Nhu cầu phân bón.

Nhu cầu phân bónởViệt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.0 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.

 Tình hình sản xuất trong nước.

Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc

180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dựkiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cảnước sẽcó 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, vềUrea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủcho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng đểxuất khẩu.

Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủtướng từnay đến hết năm 2015 sẽcó thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đápứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từnay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ500.000 – 600.000 tấn/năm.

Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm.

Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Dựkiến tương lai sẽcó thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa,…). Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đápứng được vềcơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.

Phân NPK: Hiện cảnước có tới cảtrăm đơn vịsản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Vềthiết bịvà công nghệsản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từcông nghệcuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủcông bình thường đến các nhà máy có thiết bịvà công nghệtiên tiến. Vềquy mô sản xuất tại các đơn vịcũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPKởViệt Nam vô cùng phong phú cảvềthiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPKởViệt Nam rất nhiều loại khác nhau cảvềchất lượng, sốlượng đến hình thức bao gói.

Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏquặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từnước ngoài.

Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từnước ngoài.

Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khảnăng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từcác loại rác và phếthải cùng than mùn sẵn cóởnước ta.

 Nhu cầu tiêu thụphân bónởViệt Nam

Năm 2016 cảnước tiêu thụ11,2 triệu tấn phân bón, giảm 5% so với năm 2015 do điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Phân NPK là loại phân tiêu thụnhiều nhất với 3,7 triệu tấn, tiếp đến là phân Urea với khoảng 2,5 triệu tấn, các loại phân còn lại khoảng 1 triệu tấn. Trong những năm qua, thịtrường phân bón trong nước luônở trong tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh trong ngành rất gay gắt.

Lúa gạo là loại cây trồng tiêu thụphân bón chủyếuởViệt Nam, chiếm khoảng 65% lượng tiêu thụ. Trong đó, khu vực ĐBSCL với diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước là khu vực tiêu thụphân bón nhiều nhất, chiếm đến 60% lượng tiêu thụcảnước.

Các doanh nghiệp phân bónởViệt Nam đa phần là các công ty nhỏlẻ, hoạt động phân tán. Cảnước có hơn 1.000 cơ sởsản xuất kinh doanh phân bón phân bố ởkhắp các vùng miền và tập trung chủyếuởcác tỉnh ĐBSCL. Giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn vềquy mô tài sản, tiềm lực tài chính cũng như công nghệsản xuất. Hiện nay nước ta chỉsản xuất được phân Urea, NPK, phân lân (supe lân và lân nung chảy) và một lượng nhỏphân DAP, các loại phân khác như SA và kali vẫn phải nhập khẩu. Năm 2016, lượng phân bón nhập khẩu đạt 4,19 triệu tấn với giá trị1,2 tỷUSD, trong khi đó, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 746 ngàn tấn với giá trị209 triệu USD, giảm 6% vềkhối lượng và 25% vềkim ngạch so với năm 2015.

Theo BộCông Thương Việt Nam, năm 2017, nước ta tiêu thụkhoảng 11,5 triệu tấn phân bón, trong đó nhu cầu tiêu thụphân bón vô cơ chiếm khoảng 90,5% với 10,5 triệu tấn và phân bón hữu cơ, sinh học khoảng 1 triệu tấn. Bộ Công Thương cho biết, theo các năm nhu cầu tiêu thụphân bón cũng có sựdao động trong khoảng mức 1,4 triệu tấn Lân, 2,3 triệu tấn Urê, gần 4 triệu tấn NPK, các loại phân còn lại như DAP, Kali, SA dao độngởmức 850-950 tấn...

Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm 2017, nhu cầuđối với mặt hàng phân bón khởi sắc trởlại, diễn biến giá, các dựán NPK lớn được đưa vào hoạt động và các chuyển động mới vềchính sách kỳvọng đã giúp bức tranh ngành có những thay đổi tích cực hơn. Tổng sản lượng sản xuất Urea và NPK trong nước tăng 19,4% và 9,3% so với cùng kỳnăm 2016. Từchỗphải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đápứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đãđầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK.

Hiện nay, cảnước có 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% trên tổng số735 DN sản xuất phân bón đãđược BộNN&PTNT và BộCông thương cấp phép, với quy mô công suất lớn nhỏkhác nhau (từ20 nghìnđến 500 nghìn tấn/năm).

Theo sốliệu Vibiz tổng hợp, khối lượng và giá trịnhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 3 triệu tấn và ước đạt 947 triệu USD. Nguồn phân bón nhập khẩu chủyếu trong 9 thángđầu năm 2017 đến từTrung Quốc với lượng là 1,5 triệu tấn. Ngoài ra nhập một lượng lớn từcác quốc gia khác như Nhật Bản, Lào.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, trong đó xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 400 nghìn tấn. Thịtrường xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, chiếm tới gần 50% vềlượng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017. Ngoài ra một sốthịtrường xuất khẩu trọng điểm khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia,…

6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất phân bónởViệt Nam có khá nhiều biến động doảnh hưởng của 4 yếu tốcơ bản sau: giá nguyên liệu đầu vào, nhu cầu tiêu thụtrong nước, năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp và các chính sách về thuế.

Theo sốliệu của BộCông Thương, tổng 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước đã sản xuất được nhiều nhất là phân NPK với 1.487,9 nghìn tấn, đứng thứhai là phân đạm Ure với 1.041,1 nghìn tấn, tiếp theo là phân Lân và phân DAP với sản lượng lần lượt là 738,4 nghìn tấn và 261,8 nghìn tấn. So với cùng kỳnăm 2017, sản

lượng phân đạm urê giảm 5,4%; phân NPK tăng 2%; phân Lân (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 5,8%; phân DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) tăng 42,8%.

Nhu cầu tiêu thụphân Ure trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng giảm, do sự xuống giá các mặt hàng cây công nghiệp (tiêu, cà phê, cao su...) chủyếu tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên nhu cầu chăm bón cho các loại cây này đã sụt giảm. Sựsuy giảm vềsản lượng phân đạm Ure đãđẩy giá Ure trong nước tăng trong nửa đầu năm 2018.

Trái ngược với sựsuy giảm sản lượng phân Ure, sản lượng sản xuất phân DAP tăng đến 42,8% so với nửa đầu năm 2017. Nguyên nhân chủyếu là do việc áp dụng thuếtựvệ đối với mặt hàng phân bón DAP/MAP kểtừtháng 3/2018 với mức thuếtự vệ1,128 triệu đồng/tấn đã khiến lượng nhập khẩu mặt hàng này giảm, đây là động lực thúc đẩy năng lực sản xuất của các Công ty trong nước như: DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai,... Vì vậy, tính đến cuối tháng 6/2018, lượng hàng tồn kho của phân bón DAP đạt khoảng 260 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng thời điểm năm 2017. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) bắt đầu đi vào hoạt động đã khiến sản lượng sản xuất phân NPK nửa đầu năm 2018 tăng 2% so với cùng kỳnăm 2017.

Sáu tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.252.679 tấn phân bón các loại với trịgiá đạt 643,38 triệu USD. So với cùng kỳnăm 2017, nhập khẩu phân bón giảm 6,2% vềlượng và giảm 0,8% vềtrịgiá. Trong đó, nhập khẩu phân DAP giảm đến 31,4% vềlượng và 21,2% vềtrịgiá do chịuảnh hưởng của thuếtựvệ(1,128 triệu đồng/ 1 tấn) áp dụng cho mặt hàng này từtháng 3/2018. Bên cạnh sựsuy giảm về lượng và trịgiá nhập khẩu một sốmặt hàng như: NPK, DAP, SA, Kali thì nhập khẩu Ure tăng 21,9% vềlượng và 30,1% vềtrịgiá so với cùng kỳnăm 2017. Nguyên nhân của nhập khẩu Ure tăng là do sản lượng sản xuất mặt hàng này giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, do đó lượng Ure bịthiếu hụt được bù đắp bằng lượng Ure nhập khẩu.

Xuất khẩu phân bón nửa đầu năm 2018 tăng 5,4% vềlượng và tăng 22,8% vềtrị giá so với cùng kỳnăm 2017, đạt 478.338 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 153,7 triệu USD. Trong đó, lượng xuất khẩu mặt hàng phân bón nhiều nhất là tháng 3 và tháng 5 với sản lượng lần lượt là 100.820 tấn và 98.133 tấn.

Kết thúc quý II/2018, Việt Nam xuất khẩu 250.584 tấn phân bón các loại sang thị trường quốc tếvới kim ngạch xuất khẩu đạt 81.404 nghìn USD. Trongđó, lượng phân bón xuất khẩu cao nhất là vào tháng 5 với 98.133 tấn, kim ngạch đạt 31.814 nghìn USD. So với quý I/2018, xuất khẩu phân bón tăng 10,11% vềlượng và tăng 12,58% về trịgiá. Việt Nam nhập khẩu 1.303.727 tấn phân bón các loại với kim ngạch đạt 379.381 nghìn USD. Lượng nhập khẩu phân bón giữa các tháng khá đồng đều và không có nhiều biến động. So với quý I/2018, nhập khẩu phân bón tăng 38,24% về lượng và tăng 44,46% vềtrịgiá.

1.2.2. Tình hình tiêu thụphân bón trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Do sựtác động lớn từthịtrường phân bón thếgiới cũng như thịtrường phân bón trong nước cho nên thịtrường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huếthời gian này cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác dộng rất lớn đến việc cung ứng.

Đầu tháng 12/2017, giá phân bón trong nước tăng khoảng 20%. Tại thịtrường Thừa Thiên Huế, mức giá có phầnổn định đối với các loại phân bón được sản xuất ngay trong tỉnh. Đối với các loại phân khác cũng tăng theo thịtrường chung của cả nước.

Đa sốngười dân sốngởTỉnh Thừa Thiên Huếvẫn sống chủyếu dựa vào nghề nông vì vậy họcũng bị ảnh hưởng lớn từnhững khó khăn đó. Hiện nayởThừa Thiên Huếcó rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tácđộng mạnh mẽ đến các công ty cungứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cho lượng cầu vượt quá cung. Các công tyởThừa Thiên Huế đa số điều hoạt động dựa trên vốn vay ngân hàng, điều đó làm cho các DN không thểchủ động trong việc dữtrữnguồn hàng, chính điều đó đã làm cho lượng cầu vượt quá cung. Thịtrường phân bónởThừa Thiên Huếvới những biến động như vậy đã làm xuất hiện nhiều phân bón giả, kém chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải tiến hành triển khai những chính sách hợp lý đểkiểm soát thịtrường, ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tràn lan trên thịtrường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên kết hợp

với doanh nghiệp trên địa bàn đểtìm ra những giải pháp tối ưu nhất giúp cho bà con nông dân an tâm sản xuất, canh tác.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂNBÓN NPK CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan về Công ty Vật tư Nông nghiệp TT Huế 2.1.1. Tên và địa chỉcông ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔPHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

Tên giao dịch: TAMACO Mã sốthuế: 3300101244

Nơi đăng ký quản lý: Cục ThuếTỉnh TT-Huế

Địa chỉ: Số22Đường Tản Đà, Phường Hương Sơ, Thành phốHuế Điện thoại: 0543588330

Ngày cấp giấy phép: 21/09/1998 Ngày bắt đầu hoạt động: 06/02/2006 Email: vtnntthue@dng.vnn.vn

Website: http://vattunongnghiephue.blogspot.com

2.1.2. Lịch sửhình thành và phát triển

Từkhi việc chia cắt Bình TrịThiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, công ty VTNN Bình TrịThiên được chia thành 3 công ty: Công ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trịvà công ty VTNN Thừa Thiên Huế. Công ty VTNN Thừa Thiên Huếchính thức được thành lập theo quyết định số71/QĐ- UB( 17/07/1989) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993 theo quyết định số 126/QĐ-UBND củaủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huếthì công ty được công nhận là DN nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc lập, cungứng và trao dổi VTNN trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

Theo quyết định số1069/ QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huếquyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổphần VTNN Thừa Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổphần hóa. Như vậy, kểtừtháng 1/2006, đểphù hợp với nền kinh tếthịtrường trong xu hướng mởcửa hội nhập kinh tếquốc tế

nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các DN nhà nước sửdụng vốn chủyếu của ngân sách đểtrởthành công ty cổphần, với vốn cổphần sẽgiúp cho công ty trởnên chủ động, tựchịu trách nhiệm vềhiệu quảkinh doanh của mình.

Trong những năm qua với sựnỗlực của cán bộcông nhân viên của công ty, công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định được vịtrí của mình trên thịtrường.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụcủa công ty

Theo thông báo số377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng và nhiệm vụcungứng phân bón, thuốc trừsâu trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân, địa bàn phục vụcho sản xuất nông nghiệp của công ty chủyếu là trong tỉnh. Đểthực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổchức 4 điểm giao dịch bán hàng phục vụcho 8 huyện và thành phốHuế.

 Trạm An Lỗphục vụcho 3 huyện phía bắc: Phong Điền, QuảngĐiền, Hương Trà.

 Trạm Truồi phục vụcho 3 huyện phía nam: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy.  Trạm Phú Đađược thành lập đểphục vụbà conởhuyện Phú Vang.

 Trạm A Lưới được thành lập đểphục vụcho bà conởhuyện A Lưới.  Phòng kinh doanh phục vụcho thành phốHuếvà các xã lân cận.

Công ty có chức năng sản xuất, cungứng phân bón và thuốc bảo vệthực vật; sản xuất trang trại; kinh doanh xăng dầu, chuỗi dịch vụ ăn uống, khách sạn... trên địa bàn tỉnh và các vùng phụcận.

Công ty cổphần VTNN Thừa Thiên Huếlà DN có tài khoản con dấu riêng, có tư cách pháp nhân nên công ty phải thực hiện đúng và đầy đủtrách nhiệm với nhà nước nằm tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời công ty phải phục vụVTNN đảm bảo đúng sốlượng và kịp thời cho nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ thu mua đối lưu phân bón và nông sản nội địa đểbán nội địa và xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu LÊ THỊ CẨM CHI (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w