CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC

Một phần của tài liệu Luan van (1) (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC

Từ các học thuyết trên, ta thấy rằng các nghiên cứu khác nhau có cái nhìn khác nhau về các nhân tố mang lại sự thỏa mãn công việc. Tuy nhiên qua các học thuyết trên ta thấy đƣợc điểm chung của các tác giả từ các học thuyết này. Tất cả họ đều cho rằng để mang lại sự thỏa mãn công việc thì nhà quản lý cần phải mang lại sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của ngƣời nhân viên.

Đối với Maslow và Alderfer thì nhu cầu đó là nhu cầu đƣợc sống, ăn no mặc ấm, đƣợc an toàn, đƣợc giao kết bạn bè, đƣợc tôn trọng và tự thể hiện mình… Sự phân chia nhóm và cấp bậc của các nhu cầu của hai ông là khác nhau nhƣng các loại nhu cầu là tƣơng đồng nhau.

McClelland thì nhắc nhở chúng ta nhu cầu về thành tựu và quyền lực của con ngƣời, những thứ mà nhiều ngƣời nỗ lực hết sức để đạt đƣợc nó.

Herzberg thì đƣa ra hai nhóm nhân tố là nhóm loại bỏ sự bất mãn và nhóm mang đến sự thỏa mãn nhƣng mục tiêu cuối cùng cũng là thỏa mãn nhu cầu của ngƣời lao động.

Vroom thì lại cho rằng động lực của ngƣời lao động phụ thuộc vào nhận thức của họ đối với nỗ lực, kết quả và phần thƣởng nhƣng cuối cùng thì cái mà ngƣời nhân viên quan tâm cũng là phần thƣởng có phù hợp với mục tiêu (nhu cầu) của họ hay không.

Adam thì nhấn mạnh đến nhu cầu đòi hỏi về sự đối xử công bằng của ngƣời quản lý đối với ngƣời nhân viên cấp dƣới.

Còn Hackman và Oldham thì cho rằng nhân viên đòi hỏi công việc của họ cần đƣợc thiết kế một cách khoa học, hợp lý mới có thể có đƣợc sự thỏa mãn trong công việc.

Một phần của tài liệu Luan van (1) (Trang 30 - 31)