6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THỎA MÃN TRONG
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy sự thỏa mãn trong công việc sẽ làm cho nhân viên trung thành hơn, ít xin nghỉ việc hơn hay giảm tình trạng đình công.
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
Các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) của trƣờng Đại học Cornell đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) để đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của một ngƣời thông qua các nhân tố là bản chất công việc, tiền lƣơng, thăng tiến, đồng nghiệp, và sự giám sát của cấp trên.
Nghiên cứu của Weiss và đồng nghiệp (1967) của trƣờng Đại học Minnesota thì đƣa ra các tiêu chí đo lƣờng sự thỏa mãn công việc thông qua Bản câu hỏi thỏa mãn Minnesota (MSQ) trong đó có các câu hỏi về khả năng sử dụng năng lực bản thân, thành tựu, tiến bộ, thẩm quyền, chính sách công ty, đãi ngộ, đồng nghiệp, sáng tạo, sự độc lập, giá trị đạo đức, sự thừa nhận, trách nhiệm, sự đảm bảo, địa vị xã hội, sự giám sát của cấp trên, điều kiện làm việc ...
Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trƣờng y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall & Hulin. Qua nghiên cứu của mình, Boeve cũng đã kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết của Herzberg và chỉ số mô tả công việc JDI.
Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI để tìm hiểu sự thỏa mãn công việc của ngƣời lao động ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi. Kết quả nghiên cứu này của Luddy cho rằng cả năm nhân tố trong
mô ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên (với số lƣợng mẫu là 203). Ông cho rằng các nghiên cứu tƣơng lai cần đƣợc thực hiện xa hơn nhằm khẳng định mối quan hệ này.
Cheng – Kuang Hsu (1977) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI của Smith và đồng nghiệp để tiến hành nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của công nhân nhà máy dệt ở Đài Loan. Kết quả cho thấy rằng các chỉ số JDI đã phản ánh đƣợc sự thỏa mãn công việc của công nhân tại đây. Nghiên cứu của Cheng – Kuang Hsu cũng đƣa ra một số kết quả có ích đối với các nhà quản lý nhân sự đối với ngành dệt ở Đài Loan.
Worrell (2004) đã sử dụng phiên bản MSQ đã đƣợc điều chỉnh năm 1977 (bản câu hỏi ngắn – 20 câu hỏi) để tiến hành nghiên cứu của mình về sự thỏa mãn công việc của chuyên viên tâm lý ở trƣờng học. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng 90% các bác sĩ tâm lý trƣờng học ở Mỹ thỏa mãn hoặc rất thỏa mãn với công việc của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự thỏa mãn nói chung này đã tăng dần theo thời gian so với năm 1982 và 1992. Ngƣời trả lời bản câu hỏi nghiên cứu cũng có ý định tiếp tục gắn bó với vị trí công tác của họ ít nhất năm năm.
Sweeney (2000) đã nghiên cứu và tìm hiểu sƣ thỏa mãn công việc của các chuyên viên chƣơng trình hỗ trợ nhân viên của Hiệp hội các chuyên gia hỗ trợ nhân viên Mỹ. Nghiên cứu đã sử dụng bản câu hỏi MSQ của Weiss để thu thập thông tin và khảo sát sự thỏa mãn của các chuyên viên này. Nhìn chung các chuyên viên đều hài lòng với công việc của mình. Sweeney cũng đƣa ra một số kiến nghị nhƣ mở thêm các kênh thông tin phục vụ cho vấn đề thăng tiến nghề nghiệp và chính sách của tổ chức, sự mất công bằng giới tính là rào cản của sự thỏa mãn công việc và bằng thạc sỹ là học vị cần thiết cho những chuyên viên này.
Ở Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiên cứu đo lƣờng mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith và đồng nghiệp. Tuy nhiên, ngoài năm nhân tố đƣợc đề nghị trong JDI, tác giả đã đƣa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng nhƣ là xác định các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức thỏa mãn công việc của nhân viên ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về sự thỏa mãn trong công việc. Đồng thời nêu lên các nguyên nhân dẫn đến sự thỏa mãn trong công việc và lợi ích từ sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên.
Những vấn đề lý luận của chƣơng 1 là cơ sở, tiền đề cơ bản để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên văn phòng tại Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
CHƢƠNG 2
MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU