Đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu Luan van (1) (Trang 86 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2.5.Đào tạo và thăng tiến

Với giá trị trung bình là 3.64, giá trị này trên mức thỏa mãn trung bình không nhiều, nhân viên cho rằng đơn vị chƣa tạo cơ hội thăng tiến cho ngƣời có năng lực, chƣa chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên.

Đào tạo mang lại cho nhân viên những kiến thức cơ bản, những kỹ năng và kỹ xảo cho nhân viên, từ đó nhân viên sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn trong công việc, tăng lòng tự hào bản thân và có cơ hội thăng tiến. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy mình đƣợc quan tâm tin tƣởng và đó chính là động lực để họ ngày càng gắn bó với tổ chức.

Do mỗi tổ chức có những đặc điểm riêng cũng nhƣ có hệ thống vận hành nội bộ khác nhau nên khi một ngƣời nhân viên mới dù là sinh viên mới ra trƣờng hay ngƣời đã kinh nghiệm làm việc thì cũng rất cần ít nhiều sự đào tạo

để có thể thực hiện tốt công việc của mình. Việc đào tạo này có thể đƣợc thực hiện bởi chính ngƣời lãnh đạo phòng ban đó hoặc một nhân viên thạo việc trong phòng.

Bên cạnh đó, tổ chức cũng phải quan tâm nhiều hơn đến các chƣơng trình đào tạo của mình. Đào tạo không chỉ tập trung vào đào tạo kiến thức chuyên môn công việc mà còn phải bao gồm đào tạo về kỹ năng quản lý, giao tiếp, thƣơng lƣợng, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian… Nó không chỉ giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại mà còn giúp họ làm tốt hơn cũng nhƣ trang bị cho họ những kiến thức cần thiết cho sự thăng tiến. Đa số nhân viên đều mong muốn mình đƣợc thăng chức hoặc ít nhất nâng cao năng lực làm việc của mình sau một thời gian nhất định.

Tùy vào tình hình mà tổ chức cần hiện thực hóa các chính sách đào tạo bằng cách tổ chức các buổi, các lớp đào tạo ngắn hạn cho một nhóm nhân viên, hay cũng có thể hỗ trợ học phí một phần hay toàn phần cho nhân viên chọn học các lớp đào tạo kiến thức phục vụ cho công việc.

Cuối cùng, tổ chức cũng phải chứng minh cho toàn thể nhân viên thấy những ngƣời có năng lực và nỗ lực trong công việc sẽ đƣợc tạo điều kiện để thăng tiến. Khi có vị trí lãnh đạo trống hay mới, tổ chức cần ƣu tiên xem xét những ngƣời đã nỗ lực đóng góp cho đơn vị hơn là tuyển ngƣời quản lý mới từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Luan van (1) (Trang 86 - 87)