Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day26760 (Trang 48 - 49)

Các nghiên cứu về các hợp chất POPs như dioxin/furan, DDT, PCBs ở Việt Nam đã được quan tâm từ cuối thế kỷ 20 vì tính độc hại chúng và sự thay đổi về nhận thức trong bảo vệ môi trường của các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ tập trung hướng nghiên cứu POPs trong các đối tượng môi trường đất, trầm tích, sinh vật và con người nhằm khắc phục hậu quả của chất độc hóa học/dioxin. Như một số nghiên cứu trong trầm tích sông tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự phân bố của OCPs, PCBs và PBDEs. Hàm lượng tổng DDTs và PCBs trong trầm tích sông, hồ tại Hà Nội dao động từ 7 đến 80 ng/g chất khô, từ không phát hiện đến 40 ng/g chất khô theo công bố của Đặng Đức Nhận và cộng sự (2001) [81]. Kết quả tương tự trong nghiên cứu của Phạm Mạnh Hoài và cộng sự (2010) [82], hàm lượng theo thứ tự của DDTs, HCHs, HCB và PCBs trong trầm tích sông nội đô tại Hà Nội biến thiên từ 4,4 đến 1100, <0,2 đến 36, <0,2 đến 22 và 1,3 đến 384 ng/g chất khô. Một số tác giả như Lê Thị Trinh, Trịnh Thị Thắm đã xác định và đánh giá được hàm lượng một số hợp chất OCPs, PCBs và PBDEs trong mẫu trầm tích được lấy tại 6 cửa sông - ven biển từ Nghệ An đến Quảng Nam. Mức độ ô nhiễm OCPs và PCBs tại khu vực nghiên cứu tương ứng là 8,99 ÷19,8 ng/g và 19,7 ÷ 820 ng/g [17, 83, 84].

Như vậy có thể thấy, các công bố liên quan đến kết quả nghiên cứu về phát thải U-POPs vào môi trường từ các hoạt động công nghiệp ở Việt Nam chưa có nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về sự phát thải của các hợp chất clobenzen phát sinh không chủ định từ sản xuất công nghiệp và đốt rác. Gần đây, có một số công trình nghiên cứu tại việt nam công bố về sự phát thải của dioxin và đồng loại trong ngành công nghiệp luyện kim, xi măng và tái chế rác thải. Tác giả Nguyễn Văn Thương (2014) [85] đã nghiên cứu sự phát thải không chủ định của PCDD/Fs trong 8 mẫu khí lò đốt tại 4 nhà máy luyện thép và 4 nhà máy xi măng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nồng độ PCDD / F trong các nhà máy thép dao động từ 0,234 đến 0,577 ng TEQ/ Nm3 và 0,048 đến 0,16 ng TEQ / Nm3 trong các lò nung xi măng. Nồng độ khối lượng nhà máy thép dao động từ 0,280 đến 5,32 ng

/ Nm3, trong khi nồng độ TEQ dao động từ 0,033 đến 0,837 ng TEQ / Nm3 đối với các lò nung xi măng. Tác giả Quốc Anh và cộng sự [86] đã xác định nồng độ của polybrominat diphenyl ete (PBDEs) trong các loại mẫu khác nhau bao gồm sản phẩm đồ nhựa gia dụng, mẫu bụi trong nhà được thu thập từ hai địa điểm tái chế chất thải điện tử,

và một số khu công nghiệp, đô thị và ngoại ô ở Việt Nam. Có một sự thay đổi lớn về mức PBDEs trong các bộ phận bằng nhựa của thiết bị điện tử lỗi thời (từ 1730 ng/g đến 97.300 ng / g). Hàm lượng PBDEs của các mẫu bụi trong nhà được thu thập từ chất thải điện tử tại các địa điểm tái chế dao động từ 250 đến 8740 ng / g, cao hơn đáng kể so với khu vực công nghiệp và hộ gia đình [87].

Hầu hết các công trình nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay đều tập trung vào đối tượng POPs như PCDD/Fs, PCB, PAH… trong trầm tích, thực phẩm, đất, nước...Chưa có công bố nào liên quan đến đánh giá sự phát thải của các hợp chất clobenzen (DCB, TCB, TeCB, PeCB, HCB) phát thải không chủ định trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp và tái chế rác. Nên việc đánh giá và so sánh mức độ ô nhiễm, nguồn phát thải cho nhóm chất này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc nghiên cứu xác định hàm lượng, đánh giá nguồn phát thải không chủ định của các hợp chất clobenzen từ các hoạt động sản xuất công nghiệp có ý nghĩa quan trọng ở Việt Nam. Đặc biệt các hợp chất CBz đã được chứng minh là các tiền chất dẫn đến sự hình thành dioxin. Các hợp chất PeCB, HCB được xem như là chất chỉ thị cho sự phát thải dioxin [51, 87, 88]

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day26760 (Trang 48 - 49)