Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 31 - 33)

Từ những năm 1960, thế giới đã bắt đầu quan tâm sâu sắc hơn tới những vấn đề tai biến mang tính toàn cầu. Vào những thập niên 70, 80 thế kỷ trước đã có nhiều những nghiên cứu về nguy cơ lũ lụt và tai biến do nó gây ra trên các đồng bằng delta ở Đông và Đông Nam Á của tác giả Oya (1973 và 1977) và của H.Th. Verstappen (1983). Các công trình này chủ yếu tập trung vào đo vẽ thành lập bản đồ địa mạo để phân loại các khu vực có nguy cơ lũ lụt khác nhau trên các đồng bằng châu thổ của các con sông như Kiso, Chikugo, Yoshino ... (Nhật Bản), sông Mê Kông, Sông Nile (Ai Cập). Phương pháp chủ yếu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản là đo vẽ, phân loại và thành lập bản đồ địa mạo chi tiết, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của lũ lụt, bao gồm tình trạng ngập, khả năng bị lầy hóa, trục và hướng dòng chảy trong lũ và một số các tai biến kèm theo như xói lở bờ sông, hiện tượng bồi lấp.

Về hướng tiếp cận và phương pháp, trong thời gian gần đây, bên cạnh các phương pháp nghiên cứu địa mạo lũ lụt truyền thống, các công trình tập trung nhiều hơn cho việc nghiên cứu cảnh báo tai biến lũ lụt, lũ quét với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám và GIS (Hess D.P., 2004, Peters G., Van Westen C.J., Montoya L., 2002, Bathurst J.C và nnk, 2003, K.T. Chau, K.H. Lo, 2003).

Dự án SPHERE (Systematic, Paleoflood and Historical Data For ImprovEment of Flood Risk Estimation - Tích hợp dữ liệu về ngập lụt trong quá khứ và tư liệu lịch sử để nâng cao công tác cảnh báo nguy cơ tai biến ngập lụt) (2000 - 2003) do Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSIC) Tây Ban Nha chủ trì là một trong những dự án lớn ở quy mô xuyên quốc gia được triển khai ở Châu Âu, với hai vùng nghiên cứu điểm là Pháp và Tây Ban Nha. Đây là dự án nghiên cứu cảnh

báo ngập lụt với cách tiếp cận đa phương pháp (địa chất, địa mạo, lịch sử, thống kê và GIS), nội dung bao gồm: Phân tích và đánh giá các dấu vết ngập lụt trong quá khứ (trong trầm tích bở rời, trên đá gốc ...); phân tích các tài liệu về lũ trong lịch sử (các bức ảnh, tài liệu ghi chép...); sự biến đổi của khí hậu và cổ khí hậu; thống kê để xác định tần suất lũ; cuối cùng, các dữ liệu đơn tính được tích hợp trong GIS để đưa ra các kịch bản cảnh báo nguy cơ tai biến ngập lụt khác nhau.

Bangladesh đã xây dựng thành công hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt trên cơ sở ứng dụng mô hình thủy văn và thủy lực MIKE-11 (của Đan Mạch) dưới sự trợ giúp của UNDP/WMO kết hợp với tư liệu viễn thám GMS, NOAA-12 và NOAA-14. Hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt này được áp dụng cho vùng lãnh thổ rộng 82.000 km2, trên đoạn dài 7.270 km sông, 195 nhánh, sử dụng 30 trạm giám sát.

Trung Quốc đã xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt trên cơ sở sử dụng tư liệu viễn thám FY-II, OLR, GPCP, ERS-II, SSM/I.

Ấn Độ bắt đầu xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt từ năm 1959 cho khu vực sông Hằng. Hiện nay, ở Ấn Độ có 145 trung tâm dự báo, 500 trạm khí tượng, 350 trạm thủy văn phục vụ cho vùng lưu vực rộng 240.000 km2, sử dụng khả năng thông tin của các tư liệu ảnh vệ tinh IRS, TM Landsat-5, ERS, RADASAT.

Một số nước thuộc Châu Phi sử dụng mô hình thủy văn FEWS NET kết hợp với hệ thống thông tin địa lý GIS để xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt cho 5.600 vùng hạ lưu với sự trợ giúp xây dựng của tổ chức USGS/EROS.

Cơ quan hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thực hiện trương trình Sentinel Asia, đây là chương trình chia sẻ thông tin về thiên tai giữa các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các thông tin được chia sẻ thông qua mạng Web GIS, tạo ra một số cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong việc giám

sát thiên tai. Chương trình Sentinel Asia là sự khởi đầu cho việc thành lập một điểm phân phối thông tin quan trọng dựa trên nền tảng Internet, thông tin được phân phối ở đây là dữ liệu ảnh vệ tinh không gian về thảm họa thiên nhiên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Thái Lan là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên với Việt Nam. Thái Lan đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống giám sát thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng. Thái Lan cũng là nước có tiềm lực về công nghệ và có các công cụ hữu hiệu áp dụng trong việc phòng chống thiên tai về lũ lụt. Thái Lan đã đưa ra đánh giá rằng: đây là hiện tượng thiên tai có tần suất sao, mức độ gây thiệt hại trung bình, mức độ quản lý và ứng phó cũng mới chỉ đạt mức trung bình và tính rủi ro là rất cao. Một trong những hướng được Thái Lan quan tâm là ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc quản lý thiên tai.

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w