Xử lý ảnh Asar, chiết tách thông tin vùng ngập
Việc xử lý ảnh Radar nói chung và ảnh Envisat nói riêng gồm một chuỗi các công đoạn phức tạp như [10]. Do vậy, phần thực nghiệm này tác giả sẽ không đi sâu vào kỹ thuật xử lý nữa mà chỉ tập trung phân tích và đánh giá các kết quả đạt được.
Việc định chuẩn ảnh Envisat được thực hiện trên phần mềm thương mại PCI Geomatics.
Việc sử dụng nhóm lọc cục bộ được tiến hành trên phần mềm ENVI 4.2 của hãng RSI (Research System Inc) với phương pháp lọc được sử dụng là lọc Lee như [11].
Kết quả thu được sau khi định chuẩn ảnh:
Vì đề tài có hạn chế về mặt tư liệu ảnh ASAR (chỉ có 1 thời điểm ảnh) nên sau khi định chuẩn không sử dụng phương pháp lọc đa thời gian mà sử dụng ngay phương pháp lọc Lee (lọc cục bộ).
Hình 3.2: Ảnh ASAR sau khi được lọc theo phương pháp lọc Lee Kết quả của bộ lọc Lee như hình 3.2 về mức độ bảo toàn ảnh là khá tốt, ảnh mịn và có độ đồng nhất cao trong khi các đường biên vẫn tương đối được bảo toàn nên có thể ứng dụng để chiết tách vùng ngập theo phương pháp tự động.
Xác định ngưỡng chiết tách vùng ngập: Sử dụng phương pháp Densyti Slice để chiết tách vùng ngập. Thực chất của phương pháp Densyti Slice này là chúng ta lựa chọn các khoảng độ xám phân thành từng lớp và gán thông tin vào cho chúng. Trước tiên giải đoán vùng ngập trên ảnh Radar, lấy mẫu những vùng ngập sau đó thống kê mẫu gồm có giá trị Max, Min, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, từ đó tính toán ngưỡng theo công thức:
Sử dụng các công cụ Density Slicing, đặt giá trị Max ngưỡng và giá trị Min ngưỡng, chạy chiết tách ra vùng ngập. Tiến hành kiểm tra đối soát nếu kết quả đạt thì dừng lại, nếu thấy chưa đạt đặt lại ngưỡng cho phù hợp.
Giá trị ngưỡng thu được sau khi lấy mẫu và tính toán thống kê nằm trong khoảng:
-25.29 ≤ DNngập ≤ -21.87 (dB)
Một số kết quả thu được sau khi chiết tách thông tin về hiện trạng vùng ngập từ ảnh ASAR. Kết quả này được chồng lên ảnh SPOT4 tổ hợp kênh RGB.
Hình 3.3: Hiện trạng ngập tại thời điểm lũ ngày 28/08/2008