Đặc điểm địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 79 - 82)

- Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển, ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía bờ biển, các giồng cát này càng cao và rộng lớn.

- Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ. Nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8m trong thời gian 3-5 tháng.

a) Dân số

- Điều tra dân số 01/04/2009 : 1.003.012 người

- Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người kinh (69%) và người Khmer (29%) và người Hoa chiếm phần còn lại.

- Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km2, tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.

- Theo tài liệu điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.

b) Kinh tế - văn hoá

- Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt. Thu nhập bình quân thấp. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ yếu từ các ngành nghề như: may mặc, giày da, và các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.

- Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá phi vật thể của người Khmer.

c) Giao thông

- Như hầu hết các tình Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông thuộc và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ dựa theo trục lộ nối liền với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ 2 để đi Thành phố Hồ Chí Minh nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120Km thay vì gần 200Km nếu đi ngã ba Vĩnh Long).

- Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cống đang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế cảu cả nước.

d) Sông ngòi

Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578Km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Mang Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ

yếu qua hai cửa sông chính là của Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An.

e) Vùng biển

Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn nhất của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.

f) Khí hậu

- Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có 1 số hạn chế về mặt khí tượng như: Gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít...

- Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8oC, nhiệt độ tối thấp 18,5oC biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4 oC. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ rệt, chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.

- Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa; Mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt: 88%.

- Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588-1227mm), phân bố không ổn định và phân hoá mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.

- Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); Thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w