Phương pháp xử lý thông tin viễn thám

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 47 - 50)

Có 2 phương pháp giải đoán và xử lý viễn thám phổ biến hiện nay đó là:

-Giải đoán bằng mắt thường

Giải đoán ảnh bằng mắt là công việc đầu tiên có thể áp dụng trong mọi điều kiện có trang thiết bị từ đơn giản đến phức tạp cũng như áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như địa lý, địa chất, nông, lâm nghiệp, thủy sản, môi trường ... Và phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt là sử dụng mắt thường có sự trợ giúp của các dụng cụ quan học như: kính lúp, kính lập thể, kính phóng đại, kính tổng hợp màu ...

Cơ sở để giải đoán ảnh bằng mắt là đưa các dấu hiệu giải đoán trực tiếp hoặc gián tiếp vào khóa giải đoán. Khi giải đoán một đối tượng cụ thể, người giải đoán cần nắm vững bản chất phản xạ phổ của các đối tượng. Những đặc trưng cơ bản của các đối tượng như sau:

+ Cấp độ xám hoặc màu sắc: Phản xạ mức độ phản xạ năng lượng của đối tượng trên từng kênh phổ riêng biệt hoặc trên các tổ hợp màu giả khác nhau;

+ Cấu trúc: Là một kiểu phân bổ các độ đen hoặc màu sắc trong ảnh. Những kiểu phân bố giống nhau phản ánh những đối tượng giống nhau;

+ Độ tương phản: Thể hiện sự tương quan trong độ đen hoặc màu sắc của các đối tượng kề nhau;

+ Dấu hiệu mẫu: Mỗi đối tượng thường được mô tả bởi các dấu hiệu mẫu nhất định;

+ Hình dáng và kích thước: Hình dáng và kích thước là những dấu hiệu đoán đọc quan trọng trong giải đoán ảnh. Căn cứ vào hình dạng, kích thước có thể suy ra những thông tin quan trọng khác ... như [9].

-Giải đoán ảnh theo phương pháp số

Thay thế cho việc giải đoán ảnh bằng mắt, hiện nay người ta sử dụng ngày càng nhiều phương pháp xử lý ảnh số. Phương pháp này dùng vào những mục đích như sau:

+ Hiệu chỉnh ảnh: Trong hiệu chỉnh ảnh bao gồm bốn loại hiệu

chỉnh cơ bản đó là hiệu chỉnh bức xạ, hiệu chỉnh khí quyển, hiệu chỉnh hình học và hiệu chỉnh phép chiếu bản đồ.

-Tăng cường chất lượng ảnh và chiết tách đặc tính

Tăng cường chất lượng ảnh có thể được định nghĩa như một thao tác chuyển đổi nhằm tăng tính dễ đọc, dễ hiểu của ảnh cho người giải đoán. Trong khi đó chiết tách đặc tính là một thao tác nhằm phân loại, sắp xếp các thông tin có sẵn trong ảnh theo các yêu cầu hoặc chi tiêu đưa ra dưới dạng các hàm số.

Những phép tăng cường chất lượng ảnh thường được sử dụng là chuyển đổi cấp độ xám, chuyển đổi histogram, tổ hợp màu, chuyển đổi màu giữa hai hệ RGB và HSI ...

Sau khi tăng cường chất lượng ảnh, có thể chọn tổ hợp màu tùy ý gồm 3 cơ bản là Red, Green, Blue cho 3 kênh phổ nào đó để thu được ảnh có tổ hợp màu cho quá trình phân loại như [9].

+ Phân loại ảnh:

Phân loại ảnh là quá trình máy tính xử lý ảnh theo yêu cầu của người sử dụng đã được đưa vào máy thông qua giai đoạn chọn tệp mẫu. Máy tính tự động phân loại và cho ra kết quả dưới dạng ảnh đã được phân loại.

Có 2 phương pháp phân loại cơ bản là phân loại phi kiểm định và phân loại có kiểm định.

Phân loại có kiểm định: Được dùng để phân loại các đối tượng theo

yêu cầu của người sử dụng. Trong quá trình phân loại, máy tính sẽ yêu cầu một số kiến thức của người sử dụng về khu vực phân loại. Những kiến thức này có được dựa trên cơ sở khảo sát thực địa và các tư liệu bản đồ chuyên đề như [9].

Phân loại phi kiểm định: Máy tính yêu cầu cung cấp thông tin về số

lượng lớp cần phân loại, độ tập trung của các lớp thông qua độ lệch chuẩn, vị trí tương đối của các lớp thông qua không gian phổ ... Sau đó máy tính sẽ tự động gộp các Pixel lại theo yêu cầu của người sử dụng.

+ Xuất kết quả: Sau khi hoàn thành tất cả các quá trình xử lý cần phải xuất kết quả. Có thể lựa chọn không hạn chế các sản phẩm đầu ra, đó là sản phẩm bản đồ đồ họa, các số liệu thống kê hay các file dữ liệu số.

Trên đây là hai phương pháp giải đoán ảnh viễn thám phổ biến nhất hiện nay, bảng dưới đây là sự so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt và bằng phương pháp số.

Phương pháp Giải đoán bằng mắt Giải đoán phương pháp số - Khai thác được các tri - Năng suất cao, thời gian xử thức chuyên môn và kinh lý ngắn;

Ưu điểm nghiệm của con người; - Có thể đo được các chỉ số - Phân tích được các đặc trưng tự nhiên.

thông tin phân bố không gian.

- Tốn thời gian; - Khó kết hợp với tri thức và Nhược điểm - Kết quả thu được kinh nghiệm con người;

không đồng nhất. - Kết quả phân tích thông tin không gian kém.

Bảng 2.1: So sánh ưu nhược điểm của phương pháp giải đoán bằng mắt và giải đoán bằng phương pháp số

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w