Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 33 - 36)

Ở Việt nam, những nghiên cứu liên quan đến tai biến ngập lụt thực sự được định hình vào những năm 90 thế kỷ XX. Xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến địa chất đô thị và địa chất môi trường như: ngập lụt, lũ quét, trượt lở đất, xói lở, bồi tụ bờ sông, bờ biển ... của nhiều tác giả khác nhau. Đặc biệt, trong những năm cuối của thế kỷ XX, được sự chỉ đạo của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, hoàng loạt đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở đã tập trung vào hướng nghiên cứu tai biến thiên nhiên.

Một số công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài đáng chú ý: Tiếp cận nghiên cứu thủy văn như [12] có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá lũ lụt nói chung và các trận lũ 1998, 1999 nói riêng ở bốn lưu vực sông: Hương-Bồ, Thu Bồn-Vu Gia, Trà Khúc-Vệ và Kôn-Hà Thanh nhằm nâng cao năng lực cảnh báo ngập lụt và làm cơ sở cho việc kiểm soát ngập lụt. Để dự báo lũ đề tài đã áp dụng thử các mô hình thủy văn khác nhau (TANK, HEC-

HMS, NLRMM, RUNOFF) cho các lưu vực sông khác nhau. Kết quả cho thấy lưới trạm đo mưa và mực nước, lưu lượng lũ chưa đủ để áp dụng một cách hiệu quả các mô hình trong dự báo tác nghiệp. Đề tài cũng đã tiến hành xây dựng các tập bản đồ ngập lụt cho các vùng hạ lưu các con sông trên cơ sở diễn toán lũ bằng mô hình VRSAP. Tuy nhiên, các bản đồ này chỉ dự báo được mức ngập nước chứ không cảnh báo được các nguy cơ tai biến kèm theo như xói lở, bồi tụ bờ sông ... cũng như các trục dòng chảy trong lũ. Mặt khác, do mô hình sử dụng tham số địa hình trên các bản đồ địa hình có tỷ lệ nhỏ để tính toán, bởi vậy độ chính xác của các bản đồ ngập lụt bị hạn chế;

Tài liệu [13] tập trung vào nghiên cứu phương pháp cảnh báo nguy cơ ngập lụt. Cách tiếp cận của đề tài là tìm quy luật thời thiết gây mưa lớn, từ đó thiết lập quan hệ tương quan giữa mưa và lũ. Để cảnh báo lượng mưa sinh lũ, đề tài này đã sử dụng tài liệu hình thể Sinốp mặt đất, trên cao của 70 trận mưa lũ để tìm quy luật mưa; Cũng theo hướng này, còn có [14] tập trung cho việc hoàn thiện các nghiên cứu về công nghệ dự báo diện và mức độ ngập lụt các lưu vực sông vừa và nhỏ: Nhật Lệ (Quảng Bình); Thạch Hãn (Quảng Trị); Hương (Thừa Thiên Huế); Thu Bồn (Quảng Nam); Ba (Phú Yên) trên cơ sở ứng dụng các bộ phần mềm HEC, LTANK, KRSAL, ANN kết hợp với công cụ GIS.

Theo hướng tiếp cận địa mạo nghiên cứu giảm thiểu tai biến ngập lụt cho đến nay đã có một số đề tài được thực hiện trên dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi, như đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm địa mạo tới độ nhạy cảm ngập lụt đồng bằng Huế trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS”, đề tài “Nghiên cứ địa mạo phục vụ giảm nhẹ tai biến ngập lụt lưu vực sông Thu Bồn” năm 2008. Trong các đề tài này, đặc điểm địa mạo ở khu vực nghiên cứu được phân chia theo nguyên tắc nguồn gốc, lịch sử để làm cơ sở cho việc đánh giá độ nhạy cảm ngập lụt, với lập luận “... bản đồ địa mạo được

xây dựng theo nguyên tắc nguồn gốc, lịch sử trong đó đã thể hiện rõ mối liên hệ mật thiết của các đươn vị địa mạo với các mực nước lũ cũng như mực nước đại dương hiện đại”. Ngoài diện ngập lụt theo các cấp báo động trên bản đồ cảnh báo ngập lụt hướng của trục động lực trong lũ và các vị trí xung yếu liên quan đến hệ thống lòng sông cổ cũng được thể hiện trên bản đồ. Mặt khác, trên cơ sở các số liệu điều tra về độ sâu và dấu vết ngập lụt, các đề tài đã ứng dụng công nghệ GIS xây dựng mặt nước lũ và mô hình số độ cao chi tiết để tính được độ sâu ngập lụt cho khu vực nghiên cứu.

Liên quan đến vấn đề lũ lụt ở Hà Nội, như [15] đã tiến hành:

- Đánh giá khả năng thoát lũ của hệ thống công trình sông Đáy, bao gồm khả

năng thoát lũ hiện tại của hệ thống công trình đầu mối, lòng dẫn và bãi tràn sông Đáy và khu chứa lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức; đề xuất biện pháp cải tạo hệ thống

công trình phân lũ để tải lũ thiết kế 1971 với lưu lượng lớn nhất 5000 m3/s; bổ

sung thoát lũ theo 2 hướng: Đập Đáy - Lương Phú và Đập Đáy - Bến Mắm;

- Đánh giá hiệu quả cắt lũ đối với Hà Nội của các công trình phòng chống lũ cho hạ du sông Hồng;

- Sử dụng hệ thống công trình phân lũ sông Đáy, các khu phân, chậm lũ theo Nghị Định 62/1999/NĐ-CP để hạ thấp mực nước sông Hồng bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội trong trường hợp xảy ra những trận lũ lớn;

- Thiết lập mô hình điều hành và xử lý các tình huống khẩn cấp khi xảy ra lũ lớn phục vụ công tác phòng chống lụt bão hàng năm của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung Ương.

Một Dự án cấp nhà nước áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, quản lý dữ liệu, hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thủy văn như [16]. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống vận hành, khai thác phục vụ đa mục tiêu, phục vụ giám sát, dự báo, cảnh báo ngập lụt, điều hành phòng chống lũ lụt hàng năm; phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

khu vực, quản lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường. Đây là dự án đầu tiên Việt Nam xây dựng được sở dữ liệu địa lý trên một phạm vi rộng lớn có tính đồng bộ và độ chính xác tuân theo các chuẩn mực công nghệ tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm chính của Dự án gồm: Cơ sở dữ liệu về hệ thống bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/5000 hệ tọa độ VN2000, với các lớp thông tin (cơ sở toán học, thủy văn, giao thông, dân cư, thực phủ và địa giới hành chính), cơ sở dữ liệu bình đồ ảnh số tỷ lệ 1/5000, cơ sở dữ liệu về mô hình số độ cao (DEM) độ chính xác 0,2m đối với khu vực có nguy cơ ngập lụt và độ chính xác 0,4m đối với khu vực còn lại. Tuy nhiên Dự án vẫn cần tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu địa hình - thủy văn Đồng Bằng Sông Cửu Long, cụ thể như: bổ sung hoàn thiện các dữ liệu mới đối với các khu vực tư liệu ảnh đã cũ và các khu dân cư đô thị, nông thôn; chuyển đổi cơ sở dữ liệu theo chuẩn Quốc gia; vận hành cơ sở dữ liệu phục vụ trực tiếp công tác phòng chống lũ lụt theo mô hình GIS-HIS động ...

Nhìn chung các đề tài trong nước có cách thức tiếp cận và thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở các phương pháp truyền thống là sử dụng số liệu thực đo và điều tra bổ sung rồi kết hợp với mô hình số độ cao để chiết tách vết lũ. Luận văn này sẽ sử dụng ảnh viễn thám và mô hình số độ cao (DEM) kết hợp với hệ thông tin địa lý nhằm chiết tách ra các khu vực ngập lụt và cho ra số liệu chi tiết về vùng ngập.

Một phần của tài liệu Tran+van+hai (Trang 33 - 36)