- đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu chính mình.
b. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên Em hiể uý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
thế nào?
Gợi ý:
a.Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
-“Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc. b.-Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là “Lên thác xuống ghềnh” nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.
• DẶN DÒ :
- hoàn thiện các bài tập vào vở,
- chuẩn bị tiết sau : luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học
+ nhóm 1: trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
+ nhóm 2: phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Sang thu.
+ nhóm 3: trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác . + nhóm 4: trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ ánh trăng . + nhóm 5: trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Nói với con.
Ngày soạn: Ngày dạy:
TIẾT 31-32-33:
CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI SAU NĂM 1975(LUYỆN ĐỀ NLVH) (LUYỆN ĐỀ NLVH)
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức về thơ hiện đại sau năm 1975: : “Viếng lăng Bác”; “Sang thu”; “Ánh trăng”; “Mùa xuân nho nhỏ”; “Nói với con”
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ hiện đại
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một đoạn thơ
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo 2.Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình Ổn định : kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLVH có liên quan
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1: trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
+ nhóm 2: phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Sang thu.
+ nhóm 3: trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác . + nhóm 4: trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ ánh trăng .
+ nhóm 5: trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Nói với con. - Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến - Gv nhận xét và chốt kiến thức
NHÓM 1:
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 cầu đầu).
- Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác hoạ nhưng rất đặc sắc:
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
- Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của xứ Huế.
- Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong ánh sáng xuân lan toả khắp bầu trời như động thanh "từng giọt long lanh rơi". - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên "ơi, hót chi...
mà...". Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón
nhận vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim triền triện.
ds "Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng".
- Có thể hiểu câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, "giọt long lanh" là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
- Giọt long lanh cũng có thể hiển theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh cảm nhận bằng thính giác, chuyển thành từng giọt long lanh ánh sáng và sắc màu được cảm nhận bằng thị giác, chi tiết “tôi đưa tay tôi hứng” còn cho thấy giọt âm thanh này có thể cảm nhận cả bằng xúc giác.
-> Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoà vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục.
NHÓM 2:-Những tín hiệu thu sang: -Những tín hiệu thu sang:
+Từ “bỗng” mở đầu bài thơ gợi cảm giác bất ngờ, thu đến không hẹn trước
+ Tín hiệu mùa thu độc đáo: không phải trời xanh, hoa cúc, hương cốm mới, lá vàng… vv mà là hương ổi => mùi hương dân dã mộc mạc, đặc trưng làng quê Bắc Bộ đầu thu + Chi tiết “gió se”: gió se lạnh, hơi khô ,đặc trưng cho tiết trời đầu thu
+ Động từ “phả”: hương ổi không lan, tỏa, bay nhẹ nhàng mà mạnh mẽ, nồng nàn, xộc vào trong gió , gió đưa đi đánh thức cả một không gian làng quê.
+ “Sương chùng chình”: sương thu lãng đãng, nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình”-> gợi những hạt sương li ti mềm mại giăng màn qua ngõ, đồng thời phép nhân hóa còn khiến ta cảm nhận màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ.
+ “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực, vừa có thể là cửa ngõ sang mùa.
-Tâm trạng của con người:
+ Tác giả đã huy động mọi giác quan để cảm nhận những tín hiệu thu sang nhưng nó rất nhẹ nhàng, mơ hồ nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi:
“Hình như thu đã về?”
+ Tình thái từ “hình như” và câu hỏi tu từ : cảm giác hoài nghi, bối rối khi nhận ra mùa thu
cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu.
NHÓM 3:
Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác gải khi rời lăng Bác.
-Giờ phút chia tay đến, sắp trở về miền Nam, trong lòng nhà thơ trào dâng niềm xúc động, Cảm xúc dồn nén bấy lâu nay vỡ òa thành dòng nước mắt. Câu thơ như một lời giã biệt, mà chứa đựng biết bao nuối tiếc, không muốn rời xa
“Mai về miền Nam dâng trào nước mắt”
-Trong tâm trạng lưu luyến, bịn rịn ấy, thi sĩ đã ước được hóa thân, được hòa nhập vào cảnh vật trong lăng để mãi ở bên Bác:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”
+Ước nguyện đó thật chân thành, thật khát khao cháy bỏng qua điệp từ “muốn làm” được điẹp lại 3 lần. Đó là muốn làm con chim để dâng tiếng hót, làm đóa hoa để dâng sắc hương và nhất là muốn làm cây tre mãi trung hiếu bên Bác
+Ở đây ta bắt gặp hình ảnh cây tre vốn đã xuất hiện ở khổ thơ đầu. Nó trở lại trong khổ thơ kết thúc đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương úng nhưng có sự phát triển về ý thơ. Nếu ở khổ 1, từ hình ảnh tả thực hàng tren bên lăng Bác nhà thơ đã nâng lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất, đứng bên người thì ở khổ 4, hàng tre được nhân hóa cho tấm lòng kính yêu, trung hiếu vô hạn của Viễn Phương cũng như của cả dân tộc với Bác, nguyện mãi đi theo con đường của Bác.
+Chủ thể trữ tình từ chỗ xưng “con” giờ ẩn đi trong câu thơ để diễn tả tình cảm dành cho Bác không chỉ của riêng ai. Từ đó cảm xúc của tác giả mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn.
+Bài thơ khép lại trong xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí , tình cảm. Đó là tấm lòng kính yêu, biết ơn, tự hào, mãi trung hiếu với Bác
*)Khẳng định: bằng việc sử dụng điệp ngữ, các hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng và nhịp thơ dồn dập đã diễn tả tình cảm quyến luyến và ước nguyện chân thành của Viễn Phương và những người con Nam Bộ,tuy xa mà lòng luôn hướng về người.
NHÓM 4:*Trăng vẫn như xưa: *Trăng vẫn như xưa:
+ Từ láy “vành vạnh”: trăng vẫn tròn đầy ,thủy chung, vẹn nguyên .
+ Từ “cứ”, “kể chi” : thái độ bao dung, độ lượng của vầng trăng, đối lập với đó là con người đổi thay.
+ Ánh nhìn im phăng phắc: cái nhìn nghiêm nghị dù rât bao dung không trách cứ . + “Vầng trăng” được thay bằng “Ánh trăng” nhấn mạnh về ánh sáng. Ánh sáng của lương tri soi rọi những góc khuất tối trong tâm hồn con người.
+ “Giật mình” -> trước cái nhìn nghiêm nghị bao dung, con người giật mình để tự vấn lương tâm, để soi vào chúnh mình, để thấy những tháng ngày qua mình đã vô tình bạc bẽo, để hoàn thiện bản thân .
*Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: -Vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên
- Trăng là đồng chí đồng đội, là tấm lòng bao dung của nhân dân, là quá khứ gian lao nhưng tình nghĩa
-Trăng là cội nguồn, là quê hương đất nước
=>Từ hình ảnh vầng trăng, tác giả gợi nhắc người đọc một bài học triết lí sâu xa. Đó là thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
NHÓM 5: