HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU, NLXH VỀ CÁC TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn (Trang 49 - 52)

1. Ổn định: kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU, NLXH VỀ CÁC TÁC PHẨM

Đề số 1:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Câu 1: Khổ thơ được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Giới thiệu đôi nét về tác

giả. Nội dung của khổ thơ trên là gì?

Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó

có tác dụng như thế nào?

Câu 4

Từ “lại” ở câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” diễn tả điều gì?

Gợi ý:

Câu 1: Đoạn thơ trích trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận.

- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang (trước đây thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng (1940). Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

- Nội dung của khổ thơ trên là: Miêu tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động.

Câu 2: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên là: nhân hóa (cài

then), so sánh (mặt trời như hòn lửa), ẩn dụ.

Câu 3: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa đặc sắc.

- Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng: Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

Câu 4:

- Từ “lại” diễn tả công việc của người dân chài được lặp lại hàng ngày, diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc.

- Mặt khác chữ “lại” còn biểu thị ý đối lập với hoạt động có trước: Trời, biển đã nghỉ ngơi còn con người lại ra khơi đánh cá.

Mở đầu một sáng tác nhà thơ Huy Cận viết: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu thơ: Câu hát căng buồm….muôn dặm phơi” (Trích ngữ văn 9-tập 1 NXBGD 2014) Câu hỏi

1. Ghi tên bài thơ có những câu trên. Những câu thơ ấy kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? 2. Nêu hiệu quả NT của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

3. chép lại chính xác hai câu thơ tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõ lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương.

Gợi ý: Câu 1

- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

- Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh)

Câu 2.

- Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.

- Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa.

- Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

Câu 3.

Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:

Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Đề số 3 :

Cho đoạn thơ:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 1) Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Nêu tác giả của bài thơ ấy? Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ trên?

Câu 3. Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? gợi ý :

Câu 1: Đoạn thơ được trích trong bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ trên: Bà tần tảo, lặng lẽ hi sinh cả một đời. Từ ngọn lửa

của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ mai sau.

Câu 3

- Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên có tác dụng: • Khơi dậy tình cảm nồng ấm.

• Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương.

• Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.

=> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung

Đề số 4 :

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

…”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”… rồi trở về thực tại:

“Giờ cháu đã đi xa, Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào nào quên nhắc nhở:

– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?…”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Một phần của tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w