CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 1975 ( LUYỆN ĐỀ NLXH )

Một phần của tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn (Trang 58 - 68)

- đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu chính mình.

CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 1975 ( LUYỆN ĐỀ NLXH )

a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.

CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 1975 ( LUYỆN ĐỀ NLXH )

I. Mục tiêu

- Khái quát các vấn đề NLXH có liên quan tới các văn bản thơ hiện đại : Đồng chí”; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; “Đoàn thuyền đánh cá”; “Bếp lửa” - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ hiện đại

- Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một đoạn thơ

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo 2.Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu

III. Tiến trình Ổn định : kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLXH, NLVH có liên quan Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :

+ nhóm 1: suy nghĩ về tình bạn đẹp + nhóm 2: suy nghĩ về lòng yêu nước .

+ nhóm 3: Suy nghĩ về sự lạc quan trong cuộc sống + nhóm 4: suy nghĩ về lòng dũng cảm

- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến

- Gv nhận xét và chốt kiến thức

Nhóm 1:

* Mở đoạn:

- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn. * Thân đoạn :

- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?

+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.

+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình. + Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn…

- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy - Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.

- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh * Kết đoạn :

Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Nhóm 2:

* Mở đoạn:

- Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống.

- Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

*thân đoạn:

Luận điểm 1: Giải thích thế nào là lòng yêu nước?

- Lòng yêu nước là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.

Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng yêu nước

- Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…

- Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:

+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.

+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.

+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu. + Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…

Luận điểm 3: Vai trò của lòng yêu nước

- Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách. - Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt. - Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.

- Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.

- Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước. Luận điểm 4: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay

- Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…

- Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…

- Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,… - Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng - Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

...

* Bàn bạc, mở rộng vấn đề

- Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.

*Kết đoạn:

- Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

- Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.

Nhóm 3:

*Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Ví dụ: “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.

* Thân đoạn:

Bàn luận về tinh thần lạc quan1. Lạc quan là gì? - Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra - Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn. 2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người - Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc 4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra - Luôn yêu đời

- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra 3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống - Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình *. Kết đoạn:

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

- Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

Nhóm 4:

* Mở đoạn:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm

- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.

- Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. * Thân đoạn:

+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa

+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:

- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng) - Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)

- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn

+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc. + Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. + Bài học nhận thức và hành động của bản thân:

- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…

+ Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn + Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc

* Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện

HOẠT ĐỘNG 2 : VIẾT ĐOẠN VĂN

- các nhóm viết và hoàn thiện đoạn văn trên cở sở dàn ý dã lập - cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung - giáo viên nhận xét đánh giá và sửa lỗi cho các nhóm

DẶN DÒ :

- hoàn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn - chuẩn bị tiết sau : luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học + nhóm 1: trình bày cảm nhận về những cơ sở hình thành tình đồng chí.

+ nhóm 2: phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính. + nhóm 3: trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá .

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT25-26-27: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 1975( LUYỆN ĐỀ NLXH ) ( LUYỆN ĐỀ NLXH )

I. Mục tiêu

- Khái quát các dạng đề NLVH có liên quan tới các văn bản thơ hiện đại : Đồng chí”; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; “Đoàn thuyền đánh cá”; “Bếp lửa” - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ hiện đại

- Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một đoạn thơ

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo 2.Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu

III. Tiến trình Ổn định : kiểm tra sĩ số

Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLVH có liên quan

Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :

+ nhóm 1: trình bày cảm nhận về những cơ sở hình thành tình đồng chí .

+ nhóm 2: phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính.

+ nhóm 3: trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá . + nhóm 4: trình bày cảm nhậ về hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa . - Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình

- Gv nhận xét và chốt kiến thức

NHÓM 1:

- Hai câu đầu :

+ NT Đối: “Quê anh” đối với “làng tôi”,thành ngữ “nước mặn đồng chua” “Đất cày lên sỏi đá” cho thấy sự đăng đối tương đồng trong cảnh ngộ của những người lính

->Như vậy, cơ sở đầu tiên của tình đồng chí, đó là cùng hoàn cảnh xuất thân.

- 3 câu tiếp

+ Vì tình yêu quê hương, đất nước, mà tự bốn phương trời xa lạ họ cùng về đứng trong 1 hàng ngũ cách mạng

+Hình ảnh ẩn dụ: “súng bên súng, đầu sát bên đầu”: anh và tôi gắn kết trọn vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

=>cơ sở 2: cùng chung mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ

Câu 6:

+ hình ảnh “đêm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: Chung gian khó, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt qua khó khăn, trở thành tri kỉ.

=> cơ sở 3: Tình đồng chí còn được nảy nở, gắn bó khi cùng chia vui sẽ buồn, đồng cam cộng khổ.

Câu cuối :

+ Tình đồng chí được thể hiện trong cách sắp xếp trật tự từ, anh và tôi từ chỗ đứng tách riêng trên 2 dòng thơ rồi cùng chung trên một dòng, nhòa đi trong câu thơ để cuối cùng =>“ đồng chí”- một cách gọi chung cho tất cả.hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ như một kết luân, một phát hiện về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, cao đẹp- tình đồng chí.

NHÓM 2:

* Hình ảnh xe không kính:

+ được miêu tả rất chân thực, xe biến dạng không có kính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bằng điệp từ “không”, “bom”, động từ mạnh “giật”, “rung” và giọng thơ hết sức thản nhiên ->Tác giả lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá, qua đó gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh.

*Tư thế của người lính:

- Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn, điệp từ nhìn lặp lại ba lần, chữ “ung dung” được đảo lên đầu câu đã làm nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin, dũng cảm của người lính.

- Cái nhìn thẳng: đó là cái nhìn trang nghiêm, bất khuất, nhìn thẳng vào khó khăn, chủ động đối mặt với gian khổ, hi sinh không hề run sợ, né tránh.

=>Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng làm sao

NHÓM 3:

- Hai dòng thơ đầu: cảnh hoàng hôn

+ so sánh mặt trời lúc hoàng hôn như hòn lửa nhấn mạnh biển đẹp kì vĩ, rực rỡ, tráng lệ

+Nhân hóa: sóng cài then, đêm sập cửa gợi biển đêm gióng như một ngôi nhà gần gũ, ấm áp, thân quen.

=>Cảnh biển lúc hoàng hôn thật đẹp và cũng thật thân quen - Hai câu thơ sau: bức tranh lao động của con người

+ Hai từ “đoàn thuyền” cho thấy không khí lao động tấp nập, sôi nổi của cả một tập thể chứ không phải một chiếc thuyền đơn độc, lẻ loi.

+Từ “lại” cho thấy đây là một công việc thường xuyên, quen thuộc, hàng ngày. Tuy nhiên, công việc quen thuộc đó lại trần đầy hứng khởi bởi:

+Hình ảnh ẩn dụ “Câu hát căng buồm” chứa chan niềm vui, niềm phấn chấn của người trong lao động làm chủ cuộc đời, tiếng hát khỏe khoắn, mạnh mẽ hòa vào gió, nâng cánh gió căng buồm đẩy thuyền đi xa.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn (Trang 58 - 68)