1. Ổn định: kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ
CHỦ ĐỀ: THƠ TRUNG ĐẠI ( LUYỆN TẬP )
( LUYỆN TẬP )
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng kiến thức về văn truyện trung đại : Chị em Thúy Kiều , Kiều ở lầu Ngưng Bích .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trung đại
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một nhân vật, diễn biến tâm trạng của nhân vật
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo 2.Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình
1. Ổn định : kiểm tra sĩ số2. Kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLXH, NLVH có liên quan Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1: suy nghĩ về lòng hiếu thảo + nhóm 2: cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân + nhóm 3: cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều
+ nhóm 4: cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Nhóm 1:
• Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân.
• . Giải thích
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.
→ Đây là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có.
• Phân tích
Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.
Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.
• Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.
• . Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… → những người này đáng bị phê phán.
• Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.
Nhóm 2:
- Tác giả dùng từ “trang trọng” để miêu tả khái quát sắc đẹp và cốt cách Thúy Vân, gợi ra một vẻ đẹp cao sang, quý phái, hiếm thấy (khác vời)
+ Sắc đẹp: Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng, bằng những hình ảnh ẩn dụ, Vân được so sánh với những cái đẹp chuẩn mực của thiên nhiên: trăng, hoa, tuyết, ngọc. Bằng thủ pháp liệt kê, chân dung Thúy Vân được miêu tả khá toàn vẹn: Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như ánh trăng rằm, đôi lông mày đậm đà, sắc nét theo tiêu chuẩn người xưa “mắt phượng mày ngài”, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh hơn mây và làn da trắng trong hơn tuyết.
+Cốt cách: Không chỉ miêu tả ngoại hình, Nguyễn Du còn chú ý đến phong thái cốt cách: hai từ “đoan trang” cho thấy một phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn ->tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị, đoan trang, phúc hậu.
=> Vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa đó khiến thiên nhiên sẵn sàng “thua”, “nhường”, biện pháp nhân hóa- như ngầm dự báo cho một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
Nhóm 4:
- Câu thơ mở đầu, bằng hai từ “sắc sảo”, “mặn mà”, Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của nhân vật mang chiều sau của trí tuệ và tâm hồn.
- Sắc đẹp :
+ Vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du vẫn gợi tả bằng những hình tượng ước lệ, hình ảnh ẩn dụ “Làn thu thủy nét xuân sơn”: đôi mắt trong như làn nước mùa thu, nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Với Kiều, Nguyễn Du không tả cụ thể như Thúy Vân mà ông chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt thể hiện phần tinh anh của trí tuệ. Tả đôi mắt, tác giả gợi được chiều sâu và sức cuốn hút của nhân vật.
+ Sử dụng thành ngữ và cũng là điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành”, tác giả muốn nói vẻ đẹp của Kiều là tuyệt đỉnh, là duy nhất, vẻ đẹp hoàn mĩ ít ai sánh kịp đó không
hòa hợp với xung quanh, vượt lên trên vẻ đẹp của thiên nhiên khiến thiên nhiên cũng phải “ghen”, phải “hờn”. Nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự ghen ghét, đố kị của tạo hóa với sắc đẹp của nàng.
-Tài năng :
+Nàng vốn là một người con gái thông minh
+ Tài của nàng hội đủ “cầm-kì-thi-họa”, đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến.
+Đặc biệt, tài đàn là sở trường, là “nghề riêng” của nàng. Nàng đã tự tay sáng tác khúc “bạc bệnh”- cung đàn bạc mệnh, đó là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
=>Như vậy tài năng đã hé mở cái “tình”, tấm lòng của nhân vật.
=> Sắc rực rỡ, tài tuyệt hảo, tình chan chứa, vẻ đẹp hoàn mĩ đó như ngầm dự báo cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh, bởi sắc đẹp của nàng khiến tạo hóa phải đố kị, và giống như Nguyễn Du từng cay đắng “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
*) Cảnh 1: Mở ra trước mắt một cánh buồm thấp thoáng đơn độc nơi cửa hiển lúc chiều hôm, Gợi Kiều nghĩ đến mình đang cô đơn, lẻ loi, lênh đênh vô định nơi đất khách quê người không biết đến ngày nào đoàn tụ
-> tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê da diết.
*) Cảnh 2: Nhìn gần hơn, nàng thấy một đóa hoa trôi man mác giữa dòng. Nó giống như thân phận mỏng mạnh, bèo dạt hoa trôi, bị mưa dập gió vùi của nàng
->tâm trạng lo lắng cho thân phận mình, không biết sẽ đi đâu về đâu.
*) Cảnh 3: Trải dài trước mắt Thúy Kiều một thảm cỏ héo úa, rầu rầu, tàn lụi trải dài, Gợi Kiều liên tưởng tới chuỗi ngày tẻ nhạt, bế tắc, vô vọng đang trải qua.
-> tâm trạng chán ngán trước cuộc sống đơn điệu, lo âu về một tương lai mờ mịt.
*) Cảnh 4: Duy nhất có âm thanh: Một cơn gió cuốn mặt duyềnh khiến sóng gió ầm ầm nổi lên. Gợi Kiều nghĩ đến tiếng phong ba bão táp cuộc đời đang chực đổ ập xuống đời nàng
-> tâm trạng : Nỗi buồn vô vọng dâng cao thành kinh sợ, hãi hùng.
Cảnh được mô tả từ xa đển gần, âm thanh từ tĩnh đến động kết hợp Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy, thủ pháp tăng cấp, điệp từ, Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng Thúy Kiều- mong manh, yếu đuối, cô độc, sợ hãi trước sóng gió cuộc
đời.
HOẠT ĐỘNG 2 : VIẾT ĐOẠN VĂN
- các nhóm viết và hoàn thiện đoạn văn trên cở sở dàn ý dã lập - cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- giáo viên nhận xét đánh giá và sửa lỗi cho các nhóm
• DẶN DÒ :
- hoàn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn - chuẩn bị tiết sau : khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy + nhóm 1: đồng chí
+ nhóm 2: bài thơ về tiểu đội xe không kính + nhóm 3: đoàn thuyền đánh cá
Ngày soạn: Ngày dạy:
TIẾT 19-20-21: