- đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu chính mình.
c. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó,nhà
Nam. Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó,nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam(Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm).
Gợi ý:
a. Những hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ:
- “Hàng tre xanh xanh”: chính là hình ảnh tượng trưng cho làng quê Việt Nam, cho con người Việt Nam bền bỉ, cần cù, chịu thương chịu khó.
- “Cây tre trung hiếu”: là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường
chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
b. Nhà thơ xưng “con” ngay ở dòng thơ đầu tiên mang lại một cảm xúc vô cùng sâu lắng cho người đọc. Trong những từ ngữ xưng hô, không có một chữ nào lại xúc động và sâu nặng bằng tiếng “con”. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cách xưng hô cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
c. Hình ảnh cây tre được coi như biểu tượng cho tính cách, phẩm chất của người Việt Nam còn được xuất hiện trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy: Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Câu 3: Khổ đầu và khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác đều có hình ảnh hàng tre, cây tre. Hãy chép lại hai khổ thơ đó. Em có nhận xét gì về hình ảnh hàng tre, cây tre được nói tới ở đây?
Gợi ý
Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối cùng của bài thơ. ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sác, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất, bền bỉ, trung thành bên bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu – cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã tan hòa vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
Đề số 4:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh?
Gợi ý: Hoàn cảnh sáng tác
+ 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ. + Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991
Mạch thơ: mạch chảy tự nhiên của cảm xúc: từ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước những tín hiệu giao mùa nơi thôn xóm đến say mê trước những cảnh vật sang thu xa rộng, và rồi trầm ngâm trước những biến đổi bên trong của thiên nhiên và con người.
Câu 2: Tại sao tác giả lại đặt là "Sang thu" mà không đặt mà "Thu sang"? Gợi ý:
- Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người đọc cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng cuả mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Nhan đề này cũng bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyền biến của đất trời trong khoảnh khắc sang thu.
- Qua nhan đề “Sang thu” người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hóa, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.
Câu 6: Hãy lí giải tại sao cả bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài?
Gợi ý:
Đây chính là dụng ý của bài thơ, bởi tác giả muốn tạo sự liền mạch, sự vận động của cảnh vật trong mạch cảm xúc. Từ “ngỡ ngàng” đến rung động và suy nghĩ trước những biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, đất trời trong khoảng khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Câu 12: Nêu tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật của bài thơ “sang thu” – Hữu Thỉnh?
Gợi ý: * Nhân hóa “sương chùng chình”
=>Tác dụng:sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.Tâm trạng chờ đợi, lưu luyến.
* Ẩn dụ “ngõ”
=>Tác dụng: Nghĩa thực là ngõ của làng quê, còn nghĩa ẩn dụ chính là cửa ngõ chuyển giao từ hạ sang thu.
* Nhân hóa và phép đối: “sông được lúc dềnh dàng – chim bắt đầu vội vã”
=>Tác dụng:Sông thì nhẹ nhàng, chậm chạp trôi, còn chim thì vội vàng đi tránh rét về phương Nam.Sự đối lập vô cùng tinh tế về khoảnh khắc giao mùa với hai dấu hiệu thời tiết chuyển biến khác nhau của chim và sông.
=>Tác dụng: gợi hình dung mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên, tò mò những gì sắp tới của mùa thu nhưng cũng còn vương vấn, lưu luyến mùa hạ.
* Nhân hóa “sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi”
=>Tác dụng:trạng thái của con người. Con người cũng trở nên điềm tỉnh, chính chắn hơn.
Ẩn dụ: “Sấm” và “hàng cây đứng tuổi”
=>Tác dụng: Sấm gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây không phải là còn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Đồng thời hàng cây đứng tuổi còn đại diện cho đất nước Việt Nam đã trở nên trưởng thành hơn khi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc kháng chiến.
Đề số 5:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ “Nói với con” – Y Phương?
Gợi ý: Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Nói với con” được nhà thơ Y Phương viết 1980, đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Mạch cảm xúc
- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.
- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? "Người đồng mình" được
nhà thơ nói tới là những ai?
b. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như
thế nào?
Gợi ý:
a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Nói với con" Tác giả Y Phương
"Người đồng mình" là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.
b. Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là "Lên thác xuống ghềnh"
Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của "người đồng mình".
Câu 3 : Đọc đoạn thơ sau:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”…
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?