HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU, NLXH VỀ CÁC TÁC PHẨM Đề số 1:

Một phần của tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn (Trang 32 - 40)

1. Ổn định: kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU, NLXH VỀ CÁC TÁC PHẨM Đề số 1:

Câu 2: Có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ : “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” bằng từ “buồn” không? vì sao?

Gợi ý

Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.

Câu 3: Thế nào nghệ thuật ước lệ tượng trưng? Thế nào là miêu tả chân dung mang tính cách và số phận?

Câu 4: Trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", tại sao tác giả Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau?

Gợi ý

Khi giới thiệu những người trong gia đình, Nguyễn Du nói đến Kiều trước, Vân sau. Đó cũng là lẽ thường tình bởi giới thiệu những thành viên trong gia đình, bao giờ cũng giới thiệu người lớn trước, người bé sau. Nhưng khi miêu tả vẻ đẹp cụ thể của họ, tác giả lại miêu tả Vân trước, Kiều sau. Đây là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân để làm nền, tôn lên vẻ đẹp của Kiều. Trong văn học trung đại, người ta gọi đây là nghệ thuật đòn bẩy (Vẽ mây, nẩy trăng).

Câu 5: Giải nghĩa từ ngữ:

Gợi ý

- Tố Nga: chỉ người con gái đẹp.

- Mai cốt cách: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh tao. Tuyết tinh thần: tinh thần của tuyết trắng và trong sạch. Câu này ý nói cả hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng.

- Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như trăng tròn;. Câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân.

- Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ)…

- Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu; ý nói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu - Nghiêng nước nghiêng thành: lấy ý ở một câu chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả. ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.

Đề số 2:

Cho câu thơ sau:

Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ miêu tả Kiều?

Qua đoạn thơ tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?

Câu 2: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ

văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 3: Chỉ ra thành ngữ được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều? Giải thích ý

nghĩa của thành ngữ đó ? Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó? gợi ý :

Câu 1:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.

Qua đoạn thơ tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm : yêu mến, trân trọng , ngợi ca …

Câu 2:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Câu 3:

- Thành ngữ : nghiêng nước nghiêng thành ví sắc đẹp lộng lẫy của người phụ nữ có sức làm cho người ta say đắm mà để mất thành, mất nước.

Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập một)

a, Đoạn trích trên viết về tâm trạng nhân vật nào ? Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh như thế nào ?

b, Xác định thể loại và thể thơ của Truyện Kiều ? Kể tên một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng thể loại và thể thơ với Truyện Kiều.

c, Từ “người” trong dòng thơ thứ nhất và dòng thơ thứ năm thuộc từ loại gì ? Xác định đối tượng được nói đến của từ “người” trong mỗi dòng thơ.

d, Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ “tưởng” và từ “xót” để miêu tả tâm trạng nhân vật.

GỢI Ý :

a/ Đoạn trích trên viết về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

Hoàn cảnh của nhân vật: Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa

nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Ở đây, Kiều rất đau khổ, xót xa cho thân phận mình và nhớ thương cha mẹ, người yêu.

b/ “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát. Tác phẩm cùng thể loại: “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. c/ Từ “người” ở dòng thơ thứ nhất và dòng thơ thứ năm thuộc từ loại danh từ. “Người” 1: chỉ Kim Trọng

“Người” 2: chỉ cha mẹ Thúy Kiều.

d/ - Câu 1: Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ“tưởng”. “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

- Câu 2: Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:

+ Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần

+ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay. + Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.

=> Xót không chỉ là thương mà còn là đau.

=> Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ rất tinh tế, diễn tả chính xác nỗi lòng của Kiều.

ĐỀ SỐ 4

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Câu 1: Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về

tác giả.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Từ "xuân" trong hai câu thơ "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/Vẻ non xa tấm

trăng gần ở chung" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 5: Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên? GỢI Ý :

Câu 1: Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích của tác giả

Nguyễn Du

- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820). Ông sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình danh giá, tổ tiên của ông rất nổi tiếng và được mệnh danh là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Thơ văn của ông có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích là: bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô

đơn ở lầu Ngưng Bích.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả, biểu cảm.

Câu 4: Từ "xuân" trong hai câu thơ "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/Vẻ non xa tấm

trăng gần ở chung" được dùng theo nghĩa chuyển.

Câu 5: Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là: đây là bút pháp

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

ĐỀ SỐ 5

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào?

Câu 2: Từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Phân loại chúng. Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp điệp ngữ trong đoạn trích trên.

Câu 4: Hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên được hiểu như thế nào?

Gợi ý

Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần. Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau: - Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

- Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới. - Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

- Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.

→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.

Câu 2: Từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là: • Từ láy âm đầu: thấp thoáng, man mác

• Từ láy tiếng: xa xa, rầu rầu, xanh xanh

Câu 3: Điệp ngữ trong đoạn trích trên là: buồn trông - Ý nghĩa của điệp ngữ này là:

• Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

• Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.

Câu 4: Hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên được hiểu như sau: - Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.

=> Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.

- Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.

DẶN DÒ :

- hoàn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn - chuẩn bị tiết sau : Lập dàn ý cho các đoạn văn

+ nhóm 1: suy nghĩ về lòng hiếu thảo + nhóm 2: cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân

+ nhóm 3: cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều

+ nhóm 4: cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 16-17-18:

Một phần của tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 THPT môn ngữ văn (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w