[60] hay và phải được các thành viên khác tuân theo

Một phần của tài liệu toan-cau-hoa (Trang 43)

hay và phải được các thành viên khác tuân theo .

Một trong những lợi ích của hoạt động cho vay là nó mang lại cho Ngân hàng Thế giới nguồn thu nhập khi cần thiết. Nếu tổ chức này bị chuyển thành Cơ quan Phát triển Thế giới thì nó sẽ càng phụ thuộc vào chính phủ nước viện trợ hơn, và như vậy sẽ gặp bất lợi như các cơ quan viện trợ song phương. Thà thu hẹp sự quản lý của Ngân hàng còn hơn là quá phụ thuộc vào chính phủ nước viện trợ. Nguyên nhân thất bại của viện trợ quốc tế là do lợi ích của nước viện trợ bao giờ cũng được ưu tiên hơn nhu cầu của nước nhận viện trợ.

Để giúp Ngân hàng bớt phụ thuộc vào chính phủ các cổ đông, những vị trí giám đốc phải được chọn dựa trên khả năng nghề nghiệp cá nhân theo một số điều kiện nhất định, độc lập với chính phủ đã đề cử họ, như trường hợp của Mỹ là những người đứng đầu Cục dự trữ liên bang. Một trong các yêu cầu cho các giám đốc là họ không được cố gắng tạo sự độc quyền để giành các dự án ngân hàng cho quốc gia mình. Hệ thống đấu giá công khai của Ngân hàng hiện cũng ngăn chặn được vấn đề này. Tuy nhiên, pháp chế Mỹ yêu cầu rằng phải có một nhân viên của Sở Ngoại thương đại diện cho Mỹ trong Ban giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới và tất cả các ngân hàng phát triển khu vực để giám sát quyền lợi kinh tế của Mỹ. Một số quỹ ủy thác Ngân hàng, được tài trợ bởi Chính phủ của các nước thành viên, rõ ràng bị ràng buộc phải mua hàng (chọn nhà cung cấp cho các dự án) từ các nước đó. Vài Chính phủ khác có thể khéo léo hơn, song kinh doanh phát triển vẫn là 1 ngành kinh doanh lớn. Cởi bỏ các ràng buộc về việc mua hàng nói trên là chưa đủ, viện trợ quốc tế cần được bảo vệ khỏi sự lạm

Một phần của tài liệu toan-cau-hoa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w