sách: Mỹ chiếm 37% chi phí quân sự của cả thế giới .
Trong vấn đề quân sự, có sự khác nhau đáng kể giữa chính quyền Bush và Clinton. Tổng thống Bush kiên quyết khai thác thế mạnh kỹ thuật hiện có của Mỹ và tiến lên phía trước bất kể các thỏa thuận quốc tế. NATO đã gần như không còn hữu ích từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; nó đã trở thành một trong các tổ chức đa phương mà Mỹ ít tôn trọng. Trái lại, Hệ thống phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD) hứa hẹn tái thiết sự kiểm soát đơn phương mà Mỹ đã duy trì được trong suốt cuộc Chiến tranh Lạnh nhưng lần này đối thủ không có khả năng trả đũa toàn bộ. Chính quyền Bush lên ngôi với quyết tâm theo đuổi NMD bất chấp mọi phản đối và tình hình cũng không thay đổi sau sự kiện 11/9. Về vấn đề này, chính quyền Clinton tỏ ra nước đôi hơn; họ trì hoãn việc đưa ra quyết định cho đến sau khi các cuộc bầu cử hoàn tất.
Phải thừa nhận rằng chính sách của Bush nhất quán nội tại hơn nhiều so với Clinton. Chúng chỉ nhằm phục vụ cho vị thế độc tôn bá chủ, trong khi Tổng thống Clinton lại vừa theo đuổi cạnh tranh kinh tế vừa làm sứ giả hòa giải các vấn đề ngoại giao. Một vị thế quốc phòng vững mạnh kết hợp chặt chẽ với việc tuân theo quy luật thị trường trong lĩnh vực kinh tế sẽ củng cố vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ. Về mặt chính trị, cuộc tấn công khủng bố đã mang đến cho chính quyền Bush kẻ thù để họ có thể khẳng định vị thế quốc phòng vững mạnh của mình. Trước sự kiện 11/9, chính quyền đã tìm kiếm kẻ thù xứng đáng với tầm cỡ của lá chắn NMD. Họ cho rằng Bắc Triều Tiên có thể là kẻ thù đó, ít nhất là trong tương lai gần, và Tổng thống Bush đã ép Thủ tướng Hàn Quốc Kim Dae Jung ngừng nỗ lực nối lại với Bắc Triều Tiên. Về lâu dài, chính quyền Bush xem Trung Quốc như một đối thủ chiến lược tiềm năng, và Nga cũng không nằm ngoài tầm ngắm. Cuộc tấn công khủng bố đưa ra một giải pháp tức thời. Tổng thống Bush không ngần ngại tuyên chiến với bọn khủng bố và nước Mỹ đã ủng hộ ông. NMD có thể chống lại tấn công khủng bố như thế nào rất khó xác định nhưng với sự ủng hộ hiện nay,
tổng thống không gặp khó khăn trong việc rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo và thúc đẩy cuộc chiến cùng với NMD.
Chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù lý tưởng vì nó vô hình và do đó cũng không biến mất. Việc tìm kiếm kẻ thù khác không còn quan trọng nữa và mối quan hệ với Trung Quốc và Nga đã có những biến chuyển tốt đẹp. Đây là một trong vài tác dụng phụ tích cực bên cạnh những thảm kịch bi thương nhất trong lịch sử nước Mỹ. Việc có một kẻ thù với lời đe dọa công khai và xác thực đã khiến mọi người đoàn kết lại với nhau. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hệ tư tưởng thống trị là chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân. Nhưng không có nghĩa là tình hình không nguy hiểm. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tổng thống hầu như không hề bị chỉ trích. Trong khi đó, quá trình phê bình chỉ trích là nền tảng của một xã hội mở. Hiện tại, quá trình chỉ trích thực tế đã bị đình chỉ. Phe Dân chủ đối lập không thèm chỉ trích tổng thống và tổng chưởng lý chỉ dừng ở mức tuyên bố rằng bất kỳ sự phản đối nào với các biện pháp chống
[79]
khủng bố là không yêu nước và tiếp tay cho địch . Xã hội mở không được chào đón ở nước Mỹ. Như vậy, có thể không rõ lắm, nhưng chúng ta đã một lần nữa đánh mất cơ hội lịch sử để tiến tới một xã hội mở toàn cầu.
Rất khó đánh giá về đường lối chính sách trong hoàn cảnh quá cấp bách đòi hỏi chính phủ phải thực thi nhiều việc cần kíp. Vì vậy, thay vì cố gắng tìm kiếm lỗi lầm, tôi sẽ cố giải thích về cơ hội lịch sử chúng ta đã bỏ lỡ.
Chúng ta là lực lượng thống trị kinh tế và quân sự trong thế giới hôm nay. Chúng ta suy xét kỹ lưỡng những vấn đề thảo luận về toàn cầu hóa và tương lai của thế giới nói chung. Chúng ta đang đánh mất một cơ hội lịch sử khi chỉ tập trung mọi nỗ lực nhằm duy trì vị thế thống trị của mình. Nước Mỹ phải chú ý nhiều hơn nữa đến trách nhiệm với hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu và vận mệnh nhân loại nói chung. Quốc gia này cần phải hành động như vậy vì bản thân mình cũng như vì sự phồn thịnh và sinh tồn của nhân loại. Đó không phải là điều Mỹ có thể hay nên tự làm theo ý mình. Chúng ta cần sự nỗ lực hợp tác và việc này cần đến sự dẫn dắt của Mỹ.
Vị trí thống trị của chúng ta hoàn toàn vững chắc. Về mặt quân sự, phải mất hàng thập kỷ nữa mới có