Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu LUAN VAN (Trang 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

- Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

a. Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế

- Theo số liệu sơ bộ năm 2014, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 296.335 tỷ đồng, tăng 17,45 % so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 47,3% so với kế hoạch năm 2013. Tốc độ phát triển kinh tế cũng có sự gia tăng đáng kể giữa năm 2014 và năm 2013 tăng 12,13% được minh họa dưới hình 2.1.

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Quảng Ngãi

Kinh tế Quảng Ngãi đã có những bước tiến vững chắc trong các năm gần đây, cụ thể nếu không tính sản phẩm lọc hoá dầu thì GDP năm 2014 tăng 9,7% so với năm 2013, vượt kế hoạch đề ra(kế hoạch 8-9%); GDP công nghiệp ngoài dầu tăng 9,1% so với năm 2013 và đạt 100,7% kế hoạch năm.

b. Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo:

- Giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng khối ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 82,70% lên 84,36%, tỷ trọng của khối ngành dịch vụ giảm từ 8,63% vào năm 2010 xuống 8.39% năm 2014, khối các ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản giảm từ 8,67% năm 2010 xuống 7,25% vào năm 2014.

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Quảng Ngãi

Lĩnh vực công nghiệp có bước chuyển biến tích cực:

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất đạt và vuợt kế hoạch, nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp của năm ước tính đạt 11.528 tỷ đồng (giá so sánh 1994), vượt 6.7 % kế hoạch năm; trong đó sản lượng nhà máy lọc dầu Dung Quất vượt kế hoạch 0,94% (tương đương 0,499 triệu tấn). Nếu không tính sản phẩm lọc hoá dầu thì giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng 9,1% so với năm 2013 và đạt 100,5% kế hoạch năm. Một số sản phẩm công nghiệp mới có giá trị cao như thuỷ điện Đăkring, giày Ricker, điện tử Foster, Xi măng Đại Việt, sản phẩm may mặc của Vinatex… Tỉnh cùng tập đoàn Điện lực

hoàn thành dự án cung cấp điện bằng cáp ngầm cho huyện đảo Lý Sơn từ 15/09/2014, tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng cho huyện đảo; phối hợp với tập đoàn Dầu khí tuyên truyền và thực hiện tốt việc tiêu thụ xăng E5-Ron92 trên địa bàn.

Thương mại, dịch vụ tiếp tục đà phát triển tốt:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dung (chỉ tiêu phản ánh cầu nội địa của tỉnh) tăng 13,2 % vượt kê hoạch đề ra; xuất khẩu hàng tăng, đạt 650 triệu USD, vượt kế hoạch 36,8%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 760 triệu USD, giảm 34% so với năm 2013 và đạt 100% kế hoạch năm, chủ yếu do nhập khẩu của Công ty TNHH Doosan Vina và Nhà máy lọc dầu Dung Quốc giảm.

Tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh liên tục giảm trong các quý đầu năm, đã tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ nên cũng đã cải thiện tình hình vào cuối năm.

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Chịu nhiều ảnh hưởng của đợt lũ lịch sử cuối năm 2013, dịch bệnh và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhưng giá trị sản xuất vẫn đạt cao, đạt 33294 tỷ đồng,(giá so sánh năm 1994), tăng 4,3% so với năm 2013 và vượt kế hoạch; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.909,57 tỷ đồng, tăng 1,6%; lâm nghiệp ước đạt 231,28 tỷ đồng, tăng 18%; thuỷ sản ước đạt 1.153,94 tỷ đồng, tăng 6,7%.

Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng có giảm do bị sa bồi thuỷ phá nhưng sản lượng lương thực có hạt ước tính cả năm vẫn đạt 479.613 tấn , tăng 2,4% so với năm 2013 và vượt 1,3 % kế hoạch năm.

Về chăn nuôi: tình hình chăn nuôi trên điạ bàn tỉnh cơ bản ổn định. Dịch bệnh gia súc, cúm gia cầm xảy ra rải rác ở một số địa phương nhưng đã được kiểm soát, xử lý, phòng trừ kịp thời.

Về lâm nghiệp: Trồng mới rừng tập trung đạt 8.434 ha, vượt kế hoạch 1,6%; quản lý bảo vệ 130.778 ha rừng, vượt kế hoạch 3,5%; sản lượng gỗ khai thác 524.000m3, vượt kế hoạch 49,7%; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 49%.

Về thuỷ sản: thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển thuỷ sản đạt được một số kết quả ban đầu; duy trì và tăng cường đội tàu đánh bắt xa bờ; kết hợp phát triển kinh tế thuỷ sản với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sản lượng đánh bắt đạt 150.576 tấn, tăng 7,5% so với năm 2013 và vượt kế hoạch 5,9%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 6.051 tấn, giảm 4,1% so với năm 2013 và bằng 91% kế hoạch, do trong năm có xảy ra dịch bệnh tôm.

Đánh giá chung

- Những thuận lợi và thời cơ phát triển:

Giai đoạn 2009-2014, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề phát triển mạnh KTXH trong những năm tiếp theo. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể, Quảng Ngãi đã cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII đề ra được thực hiện và vượt. Các ngành, thành phần, vùng kinh tế đều phát triển, nhất là ngành công nghiệp và khu kinh tế Dung Quất phát triển mạnh, đã và đang là động lực to lớn, trực tiếp thúc đẩy KTXH của tỉnh phát triển. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước chuyển biến tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng – an ninh được bảo đảm; chính trị - xã hội ổn định; lực lượng vũ trang được tăng cường.

-Những thách thức, khó khăn:

Bên cạnh những kết quả đạt được, trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế, yếu kém: một số chỉ tiêu chủ yếu và chỉ tiêu ngành thực hiện chưa đạt; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển chậm; loại hình dịch vụ

thiếu đa dạng; nông nghiệp phát triển chưa toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Quản lý nhà nước về quy hoạch, bảo vệ tài nghuyên, môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản còn những hạn chế nhất định. Một số mặt trên lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển chậm. Một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông gia tăng.

2.2. THỰC TRẠNGVẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI QUẢNG NGÃI

2.2.1. Thực trạng phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýt cộng bằng xe buýt

- Giá trị sản lượng của ngành dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được lượng hóa là doanh thu dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Trong thời gian qua giá trị sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không ngừng gia tăng, năm 2014 đạt 37,42 tỷ đồng, chiếm 0,12% GDP toàn tỉnh, tăng hơn 0,49% so với năm 2013. Dưới đây là biểu đồ về giá trị sản lượng và chỉ số phát triển giai đoạn (2010-2014)

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.3. Biểu đồ giá trị sản lượng vận tải hành khách bằng xe buýt

tỉnh Quảng Ngãi

- Với biểu đồ trên ta thấy doanh thu và chỉ số phát triển luôn tăng qua các năm. Năm 2014, tổng doanh thu về vận tải hành khách công cộng bằng xe

buýt đạt 37.42 tỷ đồng, tăng 17,09% so với năm 2013. Tính đến hết tháng 6/2015 doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đạt 43.56 tỷ đồng tăng 21.41 % so với cùng kỳ năm trước.

- Trong thời gian qua, với việc nỗ lực và phấn đấu không ngừng của doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Quảng Ngãi, bằng việc tăng thêm phương tiện, nâng cao suất phục vụ hành khách, gia tăng các dịch vụ phụ trợ, do vậy trong suốt 5 năm qua khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển tại địa phương không ngừng gia tăng. Dưới đây là bảng số liệu minh chứng cho những thành quả này.

Bảng 2.3. Khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển bằng xe buýt

Năm (t) HK HK/Km(1000người/Km) (1000 người) 2010 1 12,451 1.422,586 2011 2 14.479 1.615,000 2012 3 18.321 2.051,953 2013 4 23.543 2.684,034 2014 5 31.004 3.756,211

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Mai Linh Quảng Ngãi)

- Khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Quảng Ngãi trong thời gian qua luôn có dấu hiệu tăng trưởng, với chỉ số phát triển khối lượng vận tải hành khách trong 3 năm (2012-2014) luôn tăng cao, cụ thể năm 2014 chỉ số phát triển tăng 6.39%. Bên cạnh chỉ số phát triển tăng cao, khối lượng hành khách vận chuyển tại địa phương cũng đạt hơn 31 triệu hành khách. Dưới đây là biểu đồ về khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển của Quảng Ngãi bằng xe buýt giai đoạn (2010-2014)

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.4. Biểu đồ khối lượng vận chuyển hành khách và chỉ số phát triển

- Với kết quả đạt được qua các năm, thì chỉ số phát triển về khối lượng hành khách vận chuyển qua các năm vẫn tăng, năm 2014 khối lượng đạt hơn 31 triệu hành khách, tăng 2.02% so với năm 2013. Ước tính đến tháng 6/2015 khối lượng hành khách được vận chuyển được hơn 35 triệu hành khách. Tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.

- Bên cạnh tiêu chí khối lượng, chỉ tiêu lượng luân chuyển thể hiện năng suất vận tải hành khách công công bằng xe buýt của địa phương. Trong thời gian qua, ngoài việc phát triển về phương tiện, khối lượng hành khách thì lượng hành khách luân chuyển bằng dịch vụ xe buýt cũng không ngừng gia tăng, năm 2014 đạt 3.756 triệu HK/Km, tăng hơn 5,6% so với năm 2013. Về chỉ số phát triển thì năm 2012 chỉ tăng 2.5 %, năm 2013 tăng 4% và tăng đột biến vào năm 2014 và đạt hơn 9,5%.đây là dấu hiệu tích cực cho việc phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Quảng Ngãi trong thời gian tới. Dưới đây là biểu đồ về chỉ số phát triển và lượng luân chuyển trong giai đoạn (2010-2014).

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2014) Hình 2.5. Biểu đồ lượng luân chuyển HK và chỉ số phát triển qua các năm

- Qua biểu đồ 2.5 ta thấy lượng luân chuyển hành khách bằng xe buýt qua các năm của Quảng Ngãi tăng trưởng liên tục qua các năm, điều đó thể hiện xe buýt đang ngày càng được người dân sử dụng nhiều hơn, cùng với sự phát triển của quy mô vận tải hành khách là sự đón nhận sử dụng của người dân nó càng thể hiện sự đúng đắn trong việc chọn xe buýt làm phương tiện lưu thông công cộng chính cho một đô thị hiện đại trong tương lai.

- Có được những thành quả trên do việc sử dụng các nguồn lực ngày càng có hiệu quả, cụ thể:

- Nguồn nhân lực:

+ Nhiều ý kiến cho rằng lao động là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nói riêng, bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí lao động cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi,…

+ Tại doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với đội ngũ nhân viên lành nghề, vận hành,

thao tác phương tiện kinh doanh hiệu quả, ngoài việc được đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo, khi được tuyển dụng các doanh nghiệp và hiệp hội vận tài cùng phối hợp đạo tạo thêm các kỹ năng về phục vụ hành khách, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giúp đỡ những người khuyết tật,… Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, cơ bản có thể tiếp cận cơ chế thị trường, ứng dụng thành thạo các công nghệ thông tin trong khai thác và quản lý dịch vụ như bảng 2.4.

Bảng 2.4. Phân theo trình độ nhân lực của các đội vận tải khách công công bằng xe buýt năm 2014

Tổng lao động 231

Lao động trực tiếp 145

- Trung cấp 72

- Tốt nghiệp THPT 61

- Tốt nghiệp THCS 12

Lao động gián tiếp 152

- Thạc sĩ 2

- Đại học 42

- Trung cấp 84

Công nhân kỹ thuật 24

(Nguồn: Công ty THHH MTV Mai Linh)

+ Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng tuy chi phí lao động rẻ, nhưng đại bộ phận người lao động còn chưa được đào tạo kỹ năng làm việc nhóm, kỷ luật lao động công nghiệp, chưa đủ khả năng hợp tác, ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ những kinh nghiệm làm việc, trình độ hiểu biết, nghiệp vụ bán hàng, khả năng năm bắt nhu cầu của khách hàng còn hạn chế.

- Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp vận tải hành khách công công bằng xe buýt trong thời gian qua cũng luôn quan tâm đến việc phát triển số lượng phương tiện vận tải hành khách, năm 2010 số lượng xe buýt

tham gia chỉ là 16 chiếc, tuy nhiên với nỗ lực của doanh nghiệp số lượng xe buýt đưa vào khai thác hàng năm tăng hơn 20% đến năm 2014 đạt 46 xe buýt. Trong đó tăng trưởng lớn nhất là từ năm 2011 đến năm 2012 số xe buýt tăng 56%.

Bảng 2.5. Số lượng xe buýt được đưa vào khai thác qua các năm

Năm Số xe buýt đưa vào khai thác

2010 16

2011 20

2012 32

2013 40

2014 46

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Mai Linh) Theo số liệu tại bảng 2.5 thì số lượng

xe buýt từ khi dịch vụ xe buýt đưa vào khai thác năm 2010 là 16 xe, không ngừng gia tăng lên qua các năm, đến năm 2014 đã đầu tư thêm 30 xe nữa nâng tổng số xe hiện tại lên 46 xe buýt để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh.

2.2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bằng xe buýt

- Trước nhu cầu đa dạng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, ngành GTVT Quảng Ngãi cũng rất quan tâm, chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của hành khách.

Tác giả tiến hành khảo sát về sự hài lòng của ành khách khi sử dụng dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả

Lựa chọn thang đo:

 Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của hành khách khi sử dụng dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Biến độc lập:

+ Tính năng của dịch vụ vận tải hành khách + Khả năng đáp ứng

+ Năng lực phục vụ của doanh nghiệp

+ Sự tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ + Thái độ cung cách phục vụ của nhân viên + Chất lượng kỹ thuật của dịch vụ

+ Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp

Lựa chọn thang đo: Thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ

Kỹ thuật thang đo: Kỹ thuật thang đo không so sánh

Kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu: Hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Lý do chọn mẫu:

+ Do quy mô của tổng thể là quá lớn và việc đo lường tổng thể là không thể

+ Chi phí và thời gian để có được thông tin từ tổng thể là quá cao mà kinh phí và thời gian cho việc nghiên cứu dự án thì có giới hạn.

+ Tổng thể là hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt làm phương tiện di chuyển tương đối đồng nhất nên phù hợp cho việc chọn mẫu

+ Dễ dàng quản lý và kiểm soát việc điều tra với số lượng mẫu nhỏ. + Cần đưa ra quyết định nhanh chóng

+ Việc chọn mẫu có vai trò quan trọng trong tiến trình thiết kế bản câu hỏi.

Một phần của tài liệu LUAN VAN (Trang 42)