6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam- Quảng Ngãi – Bình Định), phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây Nam giáp Kon Tum.
Toàn bộ địa giới của tỉnh nằm trong tọa độ địa lý: Từ 14032’ đến 15025’ vĩ độ Bắc
Từ 108006’ đến 109004’ kinh độ Đông.
- Quảng Ngãi có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc. Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên (Kon Tum), hạ Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan. Đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa vùng duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.
b. Địa hình
- Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển. Phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ).
- Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ thuộc các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức; tiếp giáp biển là những cồn cát cao đến 10m và rộng vài ki-lô-mét tạo thành những đê chắn, kết hợp với những gò thấp tạo nên những hồ đầm như Lâm Bình, An Khê, Sa Huỳnh.
- Phần lớn địa hình các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có độ cao tương đối lớn đều nằm ở phía Tây của tỉnh, nối liền với các dãy núi phía đông của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
c. Diện tích
- Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.152,69km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo.
d. Thời tiết khí hậu
Quảng Ngãi nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, thời tiết khô nóng kéo dài, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thời tiết lạnh, ẩm ướt.
-Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm từ 25,5 - 26,30C, nhiệt độ cao nhất lên đến 410C và thấp nhất là 120C, nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 (cao nhất là tháng 4: 34,60C), nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (thấp nhất là tháng 01: 19,20C).
-Độ ẩm - Độ bốc hơi
Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5%. Các tháng trong năm đều có độ ẩm đạt trên 80%, cao nhất là tháng 11(89,9%) và thấp nhất là tháng 6 (80,7%). Độ bốc hơi trung bình cả năm của Quảng Ngãi là 837mm. Thời gian có lượng nước bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng 11 - 2 với trị số từ 44- 49mm trong khi đó vào các tháng 6,7,8 độ bốc hơi có thể lên đến trên 100mm (cao nhất là vào tháng 6: 115mm).
- Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa
Mùa đông, gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,4-3,3m/s; mùa hè có gió Đông và gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2,86 m/s, khi có bão tốc độ gió cao tới 40 m/s. Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên, số ngày hoạt động khai thác tốt trên biển là 220-230 ngày/năm.
Thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ cực đại từ 20-40km/h.
- Chế độ mưa
Quảng Ngãi là tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm 2.287mm nhưng chỉ tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong những tháng này chiếm 73% - 75% lượng mưa cả năm), còn các tháng khác thì khô hạn (khô nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình trong tháng chỉ đạt 25,9mm). Trung bình hàng năm theo ước tính có 129 ngày mưa.
- Bão, lũ lụt
Các trận bão thường tập trung vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là tháng 9, 10 và 11, tần suất trung bình mỗi năm có khoảng 1,04 cơn bão xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi, song cũng có năm có từ 3-4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và cá biệt cũng có năm không có cơn bão nào như năm 1991, 1997.
Bảng 2.1. Số cơn bão trung bình nhiều năm ảnh hưởng đến Quảng Ngãi
Tháng 1-5 6 7 8 9 10 11 12 TB Năm
Số cơn bão 0,04 0,02 0,02 0,02 0,23 0,44 0,22 0,05 1,04
Tỷ lệ (%) 4 2 2 2 22 42 21 5 100
Nguồn: Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2014
Mùa lũ thường tập trung vào các tháng 10 đến tháng 12, nhưng lượng dòng chảy đã chiếm 60-75% lượng dòng chảy trong năm và có module dòng chảy lũ lớn nhất nước ta (khoảng 150-200 l/s/km2), tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 11, chiếm 25-30% lượng dòng chảy năm. Tháng 5-6 trong một số năm cũng xuất hiện lũ tiểu mãn nhưng những trận lũ tiểu mãn này thường có mức độ không lớn.
e. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Ngãi hầu hết phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, bao gồm: Graphit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, Silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, Cao lanh (Sơn Tịnh) trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, Than bùn (Bình Sơn) trữ lượng 476.000 m3. Ngoài ra còn có đá phục vụ xây dựng và giao thông với trữ lượng 7 tỷ m3 và nước khoáng.
f. Chế độ thuỷ văn
-Sông ngòi và đầm phá:
Hệ thống sông ngòi Quảng Ngãi có đặc điểm điển hình: tổng lượng dòng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đã đạt 7.431.106 m3. Nguồn nước mặt này chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
Các sông, đầm lớn của tỉnh Quảng Ngãi: Sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu, đầm An Khê, đầm Sa Huỳnh.
Ngoài 4 sôngđã nói trên, Quảng Ngãi còn có các con sông:sông Cái, sông Trà Ích,…
-Nước ngầm
Nguồn nước ngầm phân bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển, có chất lượng tốt. Dự báo có thể khai thác nước ngầm khu vực đồng bằng sông Vệ là 1.000 m3/ngày đêm, khu vực đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ là 2.000 m3/ngày đêm.
Đánh giá chung
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Ngãi có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và giao thông nói riêng, đồng thời cũng đặt ra cho Quảng Ngãi không ít những khó khăn và thách thức trong quá xây dựng và phát triển hệ thống giao thông của tỉnh.
Về thuận lợi:
Quảng Ngãi nằm trong vùng Duyên Hải Miền Trung có các tuyến đường giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua như đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 24, có hệ thống cảng biển trong khu kinh tế Dung Quất, rất gần sân bay Chu lai, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung kết nối thuận tiện với các trung tâm lớn của vùng dọc theo trục Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam - Quảng Ngãi – Quy Nhơn là cửa ngõ ra biển của hành lang thương mại quốc tế từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y và quốc lộ 24 do đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kinh tế lớn và trở thành một trong những đầu mối giao thông quan trọng của vùng, của cả nước.
Do đặc điểm về địa chất nên nguồn vật liệu tại chỗ dồi dào với các loại đá, cát, sỏi sạn thuận tiện cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
Về khó khăn
Địa hình phức tạp nhiều núi cao, đèo dốc, có nhiều sông suối chia cắt gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là xây dựng các tuyến giao thông đường bộ đòi hỏi nhiều vốn liếng, kỹ thuật phức tạp.
Thời tiết khắc nghiệt nên hàng năm trên địa bàn tỉnh thường xãy ra mưa lớn, bão, lũ, lưu vực các con sông gây ngập lụt, chia cắt giao thông, gây hư hỏng mặt đường và các hiện tượng sụt lỡ ở các tuyến đường khu vực miền núi.