Pháttriển dịch vụ mới

Một phần của tài liệu LUAN VAN (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Pháttriển dịch vụ mới

- Dịch vụ mới theo nguyên tắc là hoàn toàn mới xuất hiện trên thị trường thõa mãn một nhu cầu mới hay về hình thái là thỏa mãn những nhu cầu mà đã được thõa mãn bởi các dịch vụ khác, hoặc cung cấp thêm những dịch vụ bổ sung cho đối tượng khách hàng đang được phục vụ bởi các dịch vụ hiện tại.

- Một biện pháp phát triển kinh điển là tăng thêm dịch vụ ra thị trường để tận dụng ưu thế của thị trường về mạng lưới cung ứng, tiêu thụ. Những dịch vụ này không giống những dịch vụ hiện có nhưng cùng phục vụ một quần thể khách hàng.

- Đứng trên góc độ nhà cung cấp dịch vụ để xem xét, người ta chia dịch vụ mới thành hai loại: dịch vụ mới tương đối và dịch vụ mới tuyệt đối.

- Dịch vụ mới tương đối: Là dịch vụ đầu tiên nhà cung cấp đưa ra thị trường nhưng không mới với các doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép nhà cung cấp nhà cung cấp mở rộng dịch vụ cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí để phát triển loại dịch vụ này thường thấp, nhưng khó định vị dịch vụ trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

- Dịch vụ mới tuyệt đối: đó là dịch vụ mới đối với các doanh nghiệp và cả thị trường. Doanh nghiệp giống như người tiên phong đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ này. Dịch vụ này cung cấp cho khách hàng lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và đầy khó khăn. Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm dịch vụ mới trên thị trường rất cao. Vậy liệu một dịch vụ có được coi là mới hay không nếu phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu khách hàng cho rằng một dịch vụ khác đáng để so với các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất, thì dịch vụ đó sẽ được coi là dịch vụ mới.

- Do liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và với những tiến độ trong công nghệ nên một doanh nghiệp phải có nhiều chiến lược tung ra sản phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu.

Việc phát triển dịch vụ mới được thực hiện theo những phương pháp sau: - Hoàn thiện dịch vụ hiện có: sự hoàn thiện dịch vụ này nhằm đáp ứng một cách tốt hơn đòi hỏi của khách hàng, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự hoàn thiện dịch vụ hiện có được thực hiện với những mức độ khác nhau.

+ Hoàn thiện dịch vụ hiện có về hình thức. + Hoàn thiện dịch vụ về nội dung.

+ Hoàn thiện dịch vụ cả về nội dung và hình thức.

- Các hình thức dịch vụ mới: Có hai hình thức dịch vụ mới là dịch vụ mang tính đột phá và dịch vụ được cải tiến, biến đổi từ dịch vụ hiện tại. Thông thường, giá trị của những dịch vụ cải tiến được khách hàng tiếp nhận và đánh giá cao hơn so với những dịch vụ mang tính đột phá.

- Để tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng thêm cho mình một số dịch vụ đặc thù riêng theo yêu cầu của khách hàng. Theo đó, các dịch vụ nổi bật là:

- Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trọn gói theo tuyến cốđịnh là dịch vụ theo đó doanh nghiệp thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm tiếp nhận thông tin khách hàng, cung cấp vé, đưa khách hàng từ nhà đến bến đi, phục vụ các bữa ăn, đóng gói, lưu giữ hành lý, hoặc các dịch vụ khác có liên quan khác đến hành khách và hành lý theo thoã thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

- Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ liên vận quốc tế và dịch vụ đưa khách từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại.

- Dịch vụ vận tải hành khách thăm quan du lịch trọn gói là dịch vụ vận tải hành khách đường bộ kết hợp với thăm quan du lịch, hiện dịch vụ này được kết hợp giữa du lịch và vận tải.

- Dịch vụ vận tải hành khách chăm sóc sức khoẻ là dịch vụ kết hợp chăm sóc sức khoẻ và tham quan, nhằm phục vụ khách hàng vừa tham quan, đi lại vừa được chăm sóc sức khoẻ.

- Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi chất lượng cao bằng việc nâng cao chất lượng các dịch vụ phụ trợ như dịch vụ internet trên xe, dịch vụ đọc báo, tin tức online.

- Phát triển dịch vụ mới là việc tiến hành cải tiến dịch vụ hiện có hoặc đưa vào cung cấp các dịch vụ hoàn toàn mới nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao.

- Phải phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vì nhu cầu của khách hàng này càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi doanh nghiệp phải thấu hiểu và không ngừng cải thiện đưa các dịch vụ mới vào để phục vụ khách hàng.

- Để phát triển dịch vụ mới doanh nghiệp phải theo dõi nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và những tiến bộ công nghệ, từ đó tung ra các sản phẩm mới cũng như cải thiện các sản phẩm cũ để ổn định doanh thu.

- Tiêu chí đánh giá về phát triển dịch vụ mới + Số lượng các dịch vụ mới có trên địa bàn. + Giá trị sản lượng của dịch vụ mới.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG

Trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế cũng đều có những tác động bởi các nhân tố, với dịch vụ vận tải hành khách đường bộ việc ảnh hưởng của chúng được đánh giá là đa dạng và phức tạp, song chung quy lại tất cả được xem xét qua các khía cạnh cơ bản như điều kiện tự nhiên, xã hội và phát triển kinh tế. Nếu nhận thấyđược các nhân tố sẽ giúp khắc phục những hạn chế, phát huy những nhân tố tích cực, góp phần phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng đường bộ đạt hiệu quả cao.

1.3.1. Nhóm các nhân tố điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc phát triển dịch vụ vận tải hành khách, vị tríđịa lý thuận lợi, là trung tâm của các vùng kinh tế, sẽ kết nối vào giao thương kinh tế giữa các vùng sẽ tác động đến phát triển dịch vụ này và ngược lại.

- Vềđịa hình: Cấu trúc địa hình của địa phương sẽ thuận lợi cho việc pháttriển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ nếu là địa hình thuộc vùng đồng bằng, và khó khăn nếu là địa hình thuộc vùng hiểm trở.

- Diện tích: Nếu địa phương có diện tích càng lớn, bề mặt địa hình thuận lợi sẽ tạo điều kiện dẫn đến việc phát triển dịch vụ vận tải hành khách sẽ thuận lợi và ngược lại sẽ gây khó khăn cho sự phát triển này.

1.3.2. Nhóm các nhân tố điều kiện xã hội

- Dân số: Đây là nhân tố góp phần quyếtđịnh trong việc có hay không thực hiện việc phát triển bất kỳ một loại hình dịch vụ nào. Đối với dịch vụ vận tải hành khách đường bộ thì đối tượng phục vụ chính là con người thì nhân tố này càng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch vụ này.

- Mật độ dân số: Là nhân tố để lựa chọn phát triển dịch vụ này ở khu vực nào cho hợp lý, như cự ly và diện tích của các tổ chức hành chính, mật độ dân

cư sinh sống và làm việc tại đây cũng như góp phần cho việc có xác định có hay không phát triển dịch vụvận tải hành khách đường bộ tại khu vực này.

- Thói quen và tập quán của người dân tại địa phương: cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phát triển dịch vụ.

1.3.3. Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế

- Quy mô phát triển kinh tế: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải hành khách nói riêng, quy mô kinh tế càng lớn thìảnh hưởng tốt đến việc phát triển dịch vụ này càng cao và ngược lại.

- Tốc độ phát triển của nền kinh tế: cóảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến việc phát triển các loại hình dịch vụ như du lịch, vận tải hành khách,… và dịch vụ vận tải hành khách đường bộ. Khi nền kinh tế càng phát triển, đòi hỏi dịch vụ vận tải hành khách đường bộ phải đa dạng hoá hoạt động, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầuđa dạng và phong phú của nền kinh tế, đồng thời mở rộng việc phát triển dịch vụ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam- Quảng Ngãi – Bình Định), phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây Nam giáp Kon Tum.

Toàn bộ địa giới của tỉnh nằm trong tọa độ địa lý: Từ 14032’ đến 15025’ vĩ độ Bắc

Từ 108006’ đến 109004’ kinh độ Đông.

- Quảng Ngãi có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc. Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên (Kon Tum), hạ Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan. Đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa vùng duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.

b. Địa hình

- Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển. Phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ).

- Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ thuộc các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức; tiếp giáp biển là những cồn cát cao đến 10m và rộng vài ki-lô-mét tạo thành những đê chắn, kết hợp với những gò thấp tạo nên những hồ đầm như Lâm Bình, An Khê, Sa Huỳnh.

- Phần lớn địa hình các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có độ cao tương đối lớn đều nằm ở phía Tây của tỉnh, nối liền với các dãy núi phía đông của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

c. Diện tích

- Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.152,69km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo.

d. Thời tiết khí hậu

Quảng Ngãi nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, thời tiết khô nóng kéo dài, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thời tiết lạnh, ẩm ướt.

-Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 25,5 - 26,30C, nhiệt độ cao nhất lên đến 410C và thấp nhất là 120C, nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 (cao nhất là tháng 4: 34,60C), nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (thấp nhất là tháng 01: 19,20C).

-Độ ẩm - Độ bốc hơi

Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5%. Các tháng trong năm đều có độ ẩm đạt trên 80%, cao nhất là tháng 11(89,9%) và thấp nhất là tháng 6 (80,7%). Độ bốc hơi trung bình cả năm của Quảng Ngãi là 837mm. Thời gian có lượng nước bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng 11 - 2 với trị số từ 44- 49mm trong khi đó vào các tháng 6,7,8 độ bốc hơi có thể lên đến trên 100mm (cao nhất là vào tháng 6: 115mm).

- Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa

Mùa đông, gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2,4-3,3m/s; mùa hè có gió Đông và gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2,86 m/s, khi có bão tốc độ gió cao tới 40 m/s. Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên, số ngày hoạt động khai thác tốt trên biển là 220-230 ngày/năm.

Thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ cực đại từ 20-40km/h.

- Chế độ mưa

Quảng Ngãi là tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm 2.287mm nhưng chỉ tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong những tháng này chiếm 73% - 75% lượng mưa cả năm), còn các tháng khác thì khô hạn (khô nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình trong tháng chỉ đạt 25,9mm). Trung bình hàng năm theo ước tính có 129 ngày mưa.

- Bão, lũ lụt

Các trận bão thường tập trung vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là tháng 9, 10 và 11, tần suất trung bình mỗi năm có khoảng 1,04 cơn bão xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi, song cũng có năm có từ 3-4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và cá biệt cũng có năm không có cơn bão nào như năm 1991, 1997.

Bảng 2.1. Số cơn bão trung bình nhiều năm ảnh hưởng đến Quảng Ngãi

Tháng 1-5 6 7 8 9 10 11 12 TB Năm

Số cơn bão 0,04 0,02 0,02 0,02 0,23 0,44 0,22 0,05 1,04

Tỷ lệ (%) 4 2 2 2 22 42 21 5 100

Nguồn: Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, 2014

Mùa lũ thường tập trung vào các tháng 10 đến tháng 12, nhưng lượng dòng chảy đã chiếm 60-75% lượng dòng chảy trong năm và có module dòng chảy lũ lớn nhất nước ta (khoảng 150-200 l/s/km2), tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 11, chiếm 25-30% lượng dòng chảy năm. Tháng 5-6 trong một số năm cũng xuất hiện lũ tiểu mãn nhưng những trận lũ tiểu mãn này thường có mức độ không lớn.

e. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Ngãi hầu hết phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, bao gồm: Graphit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, Silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, Cao lanh (Sơn Tịnh) trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, Than bùn (Bình Sơn) trữ lượng 476.000 m3. Ngoài ra còn có đá phục vụ xây dựng và giao thông với trữ lượng 7 tỷ m3 và nước khoáng.

f. Chế độ thuỷ văn

-Sông ngòi và đầm phá:

Hệ thống sông ngòi Quảng Ngãi có đặc điểm điển hình: tổng lượng dòng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đã đạt 7.431.106 m3. Nguồn nước mặt này chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.

Các sông, đầm lớn của tỉnh Quảng Ngãi: Sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu, đầm An Khê, đầm Sa Huỳnh.

Ngoài 4 sôngđã nói trên, Quảng Ngãi còn có các con sông:sông Cái, sông Trà Ích,…

-Nước ngầm

Nguồn nước ngầm phân bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển, có chất lượng tốt. Dự báo có thể khai thác nước ngầm khu vực đồng bằng sông Vệ là 1.000 m3/ngày đêm, khu vực đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ là 2.000 m3/ngày đêm.

Đánh giá chung

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Ngãi có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và giao thông nói riêng, đồng thời cũng đặt ra cho Quảng Ngãi không ít những khó khăn và thách thức trong quá xây dựng và phát triển hệ thống giao thông của tỉnh.

Về thuận lợi:

Quảng Ngãi nằm trong vùng Duyên Hải Miền Trung có các tuyến đường giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua như đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 24, có hệ thống cảng biển trong khu kinh tế Dung Quất, rất gần sân bay Chu lai, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung kết nối thuận

Một phần của tài liệu LUAN VAN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w