Vai trò và những phẩm chất cần có cùng những hoạt động của nhóm trưởng * Vai trò:

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội) (Trang 30 - 34)

- Vai trò thiên hướng thực hiện công việc trong nhóm

4. Tổ chức, điều phối các hoạt động của nhóm

4.1. Vai trò và những phẩm chất cần có cùng những hoạt động của nhóm trưởng * Vai trò:

* Vai trò:

- Làm rõ các đề nghị

- Duy trì thảo luận vào trọng tâm

- Khuyến khắch sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa.

- Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau. - Giúp nhóm giải quyết mâu thuẩn

- Giúp nhóm lấy quyết định.

- Giúp nhóm dấn thân vào hành động.

* Những phẩm chất cần có của nhóm trưởng:

Trưởng nhóm hay người phụ trách nhóm do nhóm tự tạo ra hoặc có thể là nhân viên xã hội hoặc cán bộ của các cơ quan giáo dục nhưng tốt nhất là người do nhóm đề cử.

Điều đáng ghi nhớ cốt lõi là khi làm việc với nhóm, phương tiện chắnh yếu là mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

Trưởng nhóm tác động vào các mối tương tác này để tạo ra sự thay đổi của nhóm. Khi chọn được một người trưởng nhóm tốt thì những ý tưởng, những tác động có mục đắch của nhân viên xã hội được nhóm lĩnh hội có hiệu quả và đúng hướng nhất. Vậy những phẩm chất của người trưởng nhóm (lãnh đạo nhóm) là gì?

Trước hết, người trưởng nhóm phải có năng lực tổ chức. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của nhóm. Trong những điều kiện vật chất như nhau, trình độ như nhau, nhưng nếu một người trưởng nhóm có năng lực tổ chức tốt thì kết quả đạt được sẽ cao hơn người không có năng lực tổ chức: Ộmột người biết lo bằng cả kho người làmỢ. Một thành tố rất quan trọng của năng lực tổ chức là trắ tuệ mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo cao. Những phẩm chất này sẽ giúp

người lãnh đạo phân tắch một cách chắnh xác tình huống, hoàn cảnh hiện tại có phản ứng và ra quyết định kịp thời, phù hợp với các yêu cầu của hoàn cảnh thực tế.

Năng lực tổ chức còn phụ thuộc vào ý chắ của người trưởng nhóm được thể hiện qua các phẩm chất như tắnh kiên quyết, thái độ kiên cường, lòng dũng cảm. Người phụ trách nhóm có ý chắ là người có niềm say mê, có khát vọng và mong muốn thành đạt. Người phụ trách nhóm thiếu ý chắ, không có khát vọng sẽ dễ nản lòng khi gặp khó khăn và sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của nhóm.

Năng lực tổ chức còn được biểu hiện ở khả năng bao quát, khả năng nhìn được cái chung và cái riêng, cái toàn thể và cái cục bộ. Đồng thời người phụ trách còn nhìn thấy được năng lực, nguyện vọng của từng cá nhân trong tập thể, trong nhóm. Từ đó sẽ phát huy những mặt tắch cực của cá nhân trong tập thể, trong nhóm, khai thác các thế mạnh của các thành viên Ộbiết người, biết việcỢ sẽ tạo nên sự hứng thú trong công việc và tạo nên năng suất cao.

Tắnh sáng tạo cũng là thuộc tắnh quan trọng không thể thiếu trong năng lực của người phụ trách nhóm. Một người phụ trách nhóm, một người lãnh đạo luôn tìm tòi cái mới, đổi mới, phương thức làm việc, động viên mọi cá nhân phát huy sáng kiến, áp dũng kỹ thuật mới là yếu tố không thể thiếu tạo nên sự thành công của nhóm, để nhóm hoạt động có hiệu quả cao.

Một phẩm chất cơ bản và cũng là điều kiện rất cần thiết để phát triển năng lực tổ chức của người phụ trách nhóm là sự đam mê và tinh thần yêu công việc. Khi người phụ trách nhóm yêu thắch công việc, say mê với các công việc của nhóm thì công việc sẽ được triển khai nhanh chóng. Sự ham mê công việc tạo ra tâm trạng tắch cực, không chỉ đối với người phụ trách mà cả không khắ, tâm trạng chung của cả nhóm. Nhiệt tình tạo ra sức sống, làm mất đi sự bi quan, chán nản, tạo nên niềm tin cho các thành viên và là yếu tố của sự thành công.

Một phẩm chất rất quan trọng của người phụ trách trong quá trình tổ chức các hoạt dộng chung là sự đánh giá kết quả công việc của các thành viên trong nhóm. Sự đánh giá của người phụ trách có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng, thái độ và hiệu quả của các nhóm viên. Sự đánh giá đúng mức, kịp thời có ảnh hưỏng trực tiếp đến tâm trạng, thái độ và hiệu quả của các nhóm viên. Đánh giá đúng mức sẽ làm cho nhóm viên vui mừng, phấn khởi, hăng hái làm việc hơn. Các đánh giá xấu, không công tâm sẽ làm cho các nhóm viên buồn rầu, lo lắng, thậm chắ sợ hãi.

Nếu một thành viên trong nhóm làm việc hăng say, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không được người phụ trách nhóm đánh giá, động viên đôi khi dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực. Điều quan trọng là những đánh giá của trưởng nhóm phải khách quan, công bằng, không nên để cho tình cảm riêng tư chen vào khâu đánh giá. Khi đánh giá những thành tắch, ưu điểm của cá nhân thì nên công khai trước mọi người, còn khi đánh giá những thiếu sót của họ thì nên khéo léo, tế nhị và trong phạm vi hẹp.

Người phụ trách nhóm cần tránh thái độ mạt sát, lăng nhục khi đánh giá các khuyết điểm của các thành viên trong nhóm. Tránh tình trạng Ộyêu nên tốt, ghét nên xấuỢ, đánh giá không dựa trên kết quả mà các nhóm viên đã hoàn thành. Điều này sẽ dẫn đến sự bất hoà, xung đột và những biểu hiện tiêu cực của nhóm. Sự đánh giá phải gắn liền với việc động viên, quan tâm đến các lợi ắch của cá nhân. Sự đánh giá dù công minh nhưng chỉ trên lời nói sẽ dễ mất hiệu lực mà cần được thể hiện bằng sự quan tâm thông qua các lợi ắch, đặc biệt là lợi ắch vật chất.

*. Những hoạt động của nhóm trưởng

Trưởng nhóm dù là người được chỉ định hay do nhóm tự bầu cần tác động vào mối tương tác giữa các thành viên, tạo thuận lợi để các thành viên hoạt động đi tới mục tiêu do nhóm xác định. Các công việc mà trưỏng nhóm cần làm là:

- Tạo điều kiện, tạo cơ hội để các thành viên bày tỏ quan điểm, hoàn cảnh, nhu cầu, để có sụ thông cảm, chia sẻ. Có thể tổ chức các cuộc toạ đàm theo chủ đề, hoặc thăm gia đình các thành viên, hoặc tổ chức Ộngày hội gia đìnhỢ trong những thời gian và khung cảnh thuận lợi để tạo sự cởi mở, tạo sự gắn bó. Các thành viên nên bộc bạch tâm tư, nguyện vọng để các thành viên hiểu, cảm thông với nhau hơn.

Phát triển một đề nghị lành mạnh trong đó mục đắch và mục tiêu của nhóm được xác định rõ ràng, đáp ứng sự mong đợi và nhu cầu của các thành viên trong nhóm.

- Tạo mọi điều kiện để các thành viên bộc lộ và phát huy tiềm năng. Trưởng nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên phải xem xét các điều kiện vật chất phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ. Vắ dụ khi giao cho một thành viên trong nhóm tổ chức hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật phải xem xét điều kiện về thời gian, trường lớp, giáo viên và các phương tiện thực hành nghề. Nếu thiếu những điều kiện trên dù là các thành viên có tiềm năng, có đầy nhiệt tình và có giỏi đến mấy cũng không thể phát huy được tiềm năng và cũng khó hoàn thành nhiệm vụ.

Duy trì hoạt động của nhóm theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức, luật pháp và phù hợp vói đặc điểm giới tắnh, lứa tuổi và nhu cầu của các thành viên trong nhóm.

Muốn duy trì nhóm và hoàn thành mục đắch đề ra, trưởng nhóm cần coi trọng công việc và tâm tư, tình cảm và nhu cầu của nhóm viên. Nhóm viên phải thấy hoạt động của nhóm là thiết thực, mang lại lợi ắch, tăng cường sự giáo dục, đoàn kết gắn bó thì nhóm được duy trì mọi người mới đi đến mục đắch cuối cùng. Nếu chỉ coi trảng nội dung công việc mà không chú ý tới nhu cầu, đến tâm tư tình cảm của các thành viên trong nhóm thì nhóm cũng dễ suy yếu và tan rã.

Đồng thời, trưởng nhóm phải đưa ra được chương trình hoạt động định kỳ như: tập văn nghệ vào một ngày cố định trong tuần, họp nhóm tắn dụng tiết kiệm, dạy văn hoá cho trẻ em nghèo vào dịp hè hoặc chăm sóc người già cô đơn, thăm hỏi giúp đỡ thương bệnh binh nặng, các bà mẹ Việt Nam anh hùngẦChương trình hoạt động hấp dẫn là cơ hội tập hợp mọi người, tạo sự hứng khởi để duy trì hoạt động của nhóm, tạo sự tương tác qua sinh hoạt chung.

Chương trình hoạt động phải có nội dung, hình thức hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu phù hợp tâm lý lứa tuổi và trình độ của nhóm viên. Vắ dụ đối với thiếu nhi, hoạt động văn nghệ - thể thao là hấp dẫn còn nhóm phụ nữ nghèo thì hoạt động chuyển giao kinh nghiệm sản xuất, hoạt động vay vốn mới hấp dẫn họ.

Trưởng nhóm xây dựng nội dung chương trình hoạt động nhưng phải đề ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch cụ thể để nhóm bàn bạc, thực hiện.

Đồng thời trưởng nhóm cần biết huy động nguồn lực (nhân lực và vật chất để duy trì hoạt động ) Ộcó bột mới gột nên hồỢ. Cho dù mục tiêu của nhóm đề ra có hay, có thiết thực nhưng không có nguồn lực đảm bảo cũng sẽ không thực hiện được chóng.

Người trưởng nhóm giỏi là người biết Ộsuy nghĩ trên cái đầu của người khácỢ, Ộđi bằng đôi chân của người khácỢ, nghĩa là phải biết huy động, khai thác, tập hợp sức mạnh của nhiều người. Vì vậy, trong hoạt động nhóm, phải biết tạo sự đồng đều trong nhóm, thúc đẩy, lôi kéo khiến cho ngay cả những người nhút nhát nhất cũng tham gia vào hoạt động.

Một điều trưởng nhóm cần nhớ kỹ nữa là hoạt động với nhóm chứ không phải hoạt động cho nhóm. Vì vậy không nên nóng vội, chỉ dựa vào những người Ộnổi trộiỢ hoặc làm thay mà trưởng nhóm chỉ là người tạo điều kiện cho nhóm hoạt động.

.4.2. Trình tự lên kế hoạch can thiệp nhóm

-Chuẩn bị các điều kiện :

+ Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thực hiện kế hoạch: Đối tượng là nhân vật chắnh thực hiện kế hoạch, vì vậy họ là cần được chuẩn bị sẵn sàng trước khi thực sự bắt tay vào công việc. Nhóm sẽ làm rõ cho đối tượng về vai trò và khắch lệ quyết tâm của đối tượng xác định những khó khăn, trở ngại có thể đối tượng sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và có phương pháp ứng phó, hạn chế tối đa tác động không tốt đến kết quả.

+ Làm việc với những nguồn lực hỗ trợ như gia đình, bạn bè, những người quan trọng với đối tượng để cùng động viên, khắch lệ đối tượng chủ động tham gia vào thực hiện kế hoạch can thiệp. + Rà soát lại các nguồn lực bao gồm cả nguồn lực về con người và vật chất đã được xác định ở phần kế hoạch. Nhóm, trong một số trường hợp có thể thay mặt đối tượng liên hệ với những nguồn lực, vắ dụ như liên hệ với các tổ chức cung cấp nguồn lực như y tế, dạy nghề...

Sau khi đối tượng đã có tâm thế sẵn sàng tham gia và các nguồn lực khác đã được chuẩn bị, nhóm cùng giúp cho đối tượng thực hiện kế hoạch.

- Giám sát và hỗ trợ nhóm thực hiện kế hoạch:

Việc này cần phản ánh được việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của đối tượng. Đây là yếu tố quan trọng vì các hoạt động cần phải đáp ứng nhu cầu đối tượng giải quyết vấn đề. Nếu các hoạt

động trong kế hoạch không đáp ứng mục đắch thỏa mãn mong muốn của đối tượng, tất yếu kế hoạch sẽ không hiệu quả và đối tượng sẽ không tham gia tắch cực vào quá trình giải quyết vấn đề của mình.

Các hoạt động hỗ trợ phải được bàn thảo, phân tắch và được đối tượng quyết định và thống nhất. Trên thực tế, đa phần các hoạt động trong bản kế hoạch trị liệu phải được sự thống nhất và đồng ý của đối tượng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu đối tượng không có đủ năng lực hành vi hoặc còn quá nhỏ thì nhân viên xã hội phải thống nhất cùng với người sẽ thực hiện kế hoạch này như người thân của đối tượng, người bảo hộ, đỡ đầu cho đối tượng.

-Các hoạt động hỗ trợ tuân thủ theo nguyên tắc và yêu cầu nội dung chuyên môn nghề nghiệp, nhân viên xã hội cùng với đối tượng phân tắch. Với tư cách là nhà chuyên môn chuyên nghiệp nhân viên xã hội cần biết phân tắch và đưa ra những ý kiến để đối tượng xem xét lựa chọn phương thức phù hợp nhất có thể đảm bảo lợi ắch và đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, nhân viên xã hội cần lưu ý đến giới hạn cho phép khi phân tắch, không được áp đặt ý kiến chủ quan và cho là đúng của mình để hướng đối tượng đi theo quan điểm của nhân viên xã hội.

- Các hoạt động hỗ trợ phải được xác định dựa trên sự khả thi khi thực hiện. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo tắnh hiệu quả và thành công của một kế hoạch. Một kế hoạch hoàn hảo nhưng không khả thi thì không phải là kế hoạch can thiệp mà nhân viên xã hội chuyên nghiệp mong muốn đối tượng xây dựng. Muốn vậy kế hoạch phải có sự kết hợp chặt chẽ của đối tượng, phù hợp với các nguồn nội lực bản thân đối tượng và nguồn lực bên ngoài từ gia đình, bạn bè, anh chị em, đồng nghiệp...

- Yếu tố mang tắnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong kế hoạch có thuộc phạm vi chức năng của tổ chức xã hội không. Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi đối tượng được chuyển đến cho một tổ chức/trung tâm công tác xã hội. Vì chỉ khi việc hỗ trợ đối tượng thuộc phạm vi chức năng của tổ chức, nhân viên xã hội mới có được đầy đủ quyền và điều kiện tác nghiệp hỗ trợ đối tượng. - Kiểm tra, đánh giá nhóm:

Để đo lường kết quả các hoạt động. Nội dung này nhắc nhở cho nhóm thường xuyên có hoạt động đánh giá mức độ tiến bộ và có thể phải có những điều chỉnh để bản kế hoạch can thiệp được thực hiện theo đúng mục tiêu và phù hợp với đối tượng

5. Lượng giá:

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)