Cơ cấu nhóm ổn định, các thành viên đã quen nhau hiểu và cảm thông với nhau, đoàn kết chặt chẽ, hợp tác tắch cực để hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này các cá nhân phát huy kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, hợp tác trong nhóm tắch cực hơn để đạt được mục tiêu do nhóm đề ra.
Lúc này nhóm đã đạt tới trình độ trưởng thành. Sự hợp tác tắch cực trong nhóm , mọi người vì mỗi người, tinh thần thi đua được phát huy cao độ. Vai trò của người điều phối lúc này là định hướng và tạo mọi điều kiện để các nhóm viên bộc lộ và phát triển tài năng đi đến hoàn thành mục tiêu chung do nhóm đặt ra.
- Kết thúc
Khi đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc kết thúc một hoạt động cụ thể nhóm kết thúc. Khi kết thúc cán bộ xã hội cùng nhóm đánh giá kết quả hoạt động.
Nhóm đã đạt được tiến bộ gì - đã đạt mục tiêu đề ra chưa. Điều gì cần sửa đổi.
Mọi người học được gì từ hoạt động của nhóm. Nhóm giúp cá nhân (thành viên) được những gì.
Cá nhân đã đóng góp gì cho kết quả hoạt động của nhóm. Mọi người còn mong muốn nhóm hoạt động tiếp không.
3. Thực hiện vai trò điều hành nhóm của nhân viên xã hội
3.1. Những điều NVXH cần nhớ trong quá trình điều hành nhóm:
- Thúc đẩy bầu không khắ hợp tác hơn là cạnh tranh
- Cần xem xét vấn đề va chạm và mâu thuẫn trong nhóm như là điều đương nhiên và cần thiết cho việc giải quyết vấn đề là Ộđộng lực của sự phát triểnỢ. Nếu nhóm có mâu thuẫn cần tiếp cận theo hướng Ộgiải quyết vấn đềỢ hơn là cách giải quyết theo hướng Ộthắng Ờ thuaỢ một mất một còn
- Tìm cách hoà giải những thành viên có xu hướng thù địch và phá ngang - Tìm cách tạo ra một môi trường giao tiếp cởi mở và chân thành
- Chú ý tới những hành vi bằng lời và không lời của các thành viên trong nhóm và phản hồi một cách phù hợp
- Lắng nghe có hiệu quả và sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời nhằm khai thác cảm giác, suy nghĩ của các thành viên trong nhóm.
- Khuyến khắch sự tham gia tắch cực của tất cả các thành viên trong nhóm nhưng không được Ộcưỡng épỢ họ
- Nhận thức được vai trò mà từng thành viên trong nhóm thể hiện, hiểu rõ được vai trò nào là hữu ắch và không hữu ắch, trong việc phát triển cá nhân cũng như sự phát triển của toàn bộ nhóm. Vắ dụ một thành viên trong nhóm Ộnổi trộiỢ sẽ có lợi cho quá trình thảo luận nhưng cũng có thể ngăn cản người khác tham gia.
- Đánh giá đúng, công bằng, khách quan sự đóng góp của các thành viên đối với nhóm
- Có khả năng Ộkhôi hàiỢ pha trò khi thắch hợp, khi cảm thấy các thành viên quá căng thẳng, mệt mỏi có thể Ộpha tròỢ một chút cho không khắ dịu lại
- Im lặng và tảng lờ khi thắch hợp
- Ghi chép tỉ mỉ về những thay đổi trong tiến trình làm việc với nhóm
- Cần tổng kết ngắn gọn những vấn đề chắnh đó được thảo luận, được nhóm thống nhất trước khi kết thúc. Nhấn mạnh những điểm chắnh để giúp các thành viên ghi nhớ và tạo cảm giỏc phấn chấn vỡ những thành quả hoạt động chung của nhóm. Khen ngợi những thành viên tham gia tắch cực và sự tham gia đóng góp của tất cả các thành viên cho hoạt động chung.
3.2. Trình tự điều hành nhóm
- Sử dụng các bài tập khởi động:
Là hình thức hoạt động tạo bầu không khắ sôi động, giúp các thành viên dễ quen nhau, giảm sự căng thẳng, co cụm, giấu mình khi mới gặp nhau. Bài tập khởi động cũng giúp mọi người, thư giãn, đỡ mệt mỏi, quên đi những công việc, những lo âu đời thường để tập trung vào công việc của nhóm. Khởi động cũng giúp các cá nhân hào hứng hơn khi bắt tay vào công việc của nhóm. Sử dụng các bài tập khởi động cần chú ý lứa tuổi, giới tắnh, nhóm mới hình thành hay đã có sự thân thiết. Bài tập khởi động cần được chuẩn bị cẩn thận, sao cho mọi người đều có thể tham gia. Cách tốt nhất nên chọn các hoạt động có thể chuyển tải các nội dung sinh hoạt của nhóm. Bài tập khởi động phải dễ chơi và mọi người không ngần ngại khi tham gia
- Giúp các thành viên xác định rõ mục tiêu của cá nhân mình và cùng xây dựng mục tiêu chung của cả nhóm.
- Tìm kiếm những thành viên khác để tham gia ban điều hành vì có ban lãnh đạo nghĩa là trách nhiệm được san sẻ, gánh nặng được người khác chung vai gánh vác. Trong nhóm công tác xã hội, các thành viên nên thay nhau điều hành nhóm vì đây là công việc mà nhân viên xã hội cần học hỏi, tập dượt. Nguời điều hành nhóm không áp đặt đối với nhóm và cũng không nên nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm điều hành nhóm trong mọi việc. Điều quan trọng là phải biết phân vai một cách khoa học, đúng người, đúng việc.
- Ra quyết định nhóm phù hợp với vấn đề mà nhóm đang mắc phải (lấy kiến của cả nhóm thông qua bàn bạc, thảo luận, hay bỏ phiếu lấy ý kiến đa số )
4. Giải quyết những hiện tượng thường nảy sinh trong nhóm