Những điều kiện để tạo quan hệ tương tác thuận lợi:

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội) (Trang 47 - 51)

sinh trong nhóm

- Những điều kiện để tạo quan hệ tương tác thuận lợi:

Công tác xã hội nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý, giáo dục, nâng cao năng lực của các thành viên Ầ nên các mối quan hệ tương tác và bầu không khắ tâm lý xã hội nhóm phải thuận lợi. Mọi người trong nhóm phải đoàn kết " mình vì mọi người, mọi người vì mình". Muốn vậy nhân viên công tác xã hội và người điều phối nhóm phải tạo mọi điều kiện để:

+ Mọi người tham gia đồng đều, bình đẳng. + Lấy quyết định một cách dân chủ

+ Các mối tương tác thật sự cởi mở, chân tình và có tắnh xây dựngẦ + Tinh thần hợp tác cần được coi trọng, duy trì và phát triển.

- Một số hiện tượng thường nảy sinh trong nhóm

+ Ông nói gà bà nói vịt: Chẳng ai hiểu nhau nói gì, hoặc các mối quan hệ trong nhóm xã giao, khách sáo mà không thực sự hiểu hoàn cảnh, cảm thông lẫn nhau. Điều này sẽ làm giảm sự hợp tác gắn kết trong nhóm.

Gặp hiện tượng này cán bộ xã hội cần tạo điều kiện để nhóm trao đổi chân tình, cởi mở làm cho mọi người hiểu nhau hơn, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Giúp đỡ thư giãn để giảm bớt tắnh khách sáo để mọi người thân thiện nhau hơn. Có thể tổ chức những hoạt động cắm trại, đi du lịch cùng nhau hoặc tổ chức những buổi toạ đàm về một vấn đề nào đó mà mọi người quan tâm hoặc đến thăm gia đình các thành viên của nhóm.

+ Mâu thuẫn trong nhóm

Hiện tượng này luôn xảy ra giữa hai nhóm người có cá tắnh hoặc quyền lợi khác nhau. Nhân viên xã hội cần phát hiện kịp thời khi nó còn ngấm ngầm. Khéo léo đưa ra ánh sáng, nghĩa là dùng các nhóm vừa là quan toà, phân tắch sự việc một cách khách quan, công bằng, không thiên vị bên

nào. Nhân viên xã hội cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, phân tắch làm sáng tỏ vấn đề. Áp dụng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn theo cách tiếp cận giải quyết vấn đề. Tránh làm tổn thương bên nào. + Xu hướng thống trị của một thiểu số

Trong nhóm có những cá nhân có cá tắnh mạnh quen thói áp đặt ý kiến làm các nhóm viên khác thụ động khó chịu. Gặp tình huống này nhân viên xã hội khéo léo giải thắch. Ngăn chặn xu hướng nói nhiều hoặc áp đặt người khác. Hỗ trợ khắch lệ để các thành viên trong nhóm thể hiện chắnh kiến của mình, cùng tham gia bàn bạc để đi tới quyết định công việc của nhóm. Thu hút thúc đẩy cả những người nhút nhát nhất lên tiếng và làm theo. Có như vậy mới tạo được sự hoạt động đồng đều của nhóm.

Đồng thời trong những lần sinh hoạt nhóm cần tập huấn kỹ về kỹ năng lắng nghe và rèn sự nhạy bén đối với các tương tác trong nhóm.

+ Hiện tượng ngôi sao

Đây không phải là người xấu nhưng quá vượt trội so với nhóm viên khác. Sự sáng chói đó vô tình làm lu mờ người khác và dễ làm cho người khác tự ti.

Mục đắch của công tác xã hội nhóm là tạo điều kiện phát huy tăng khả năng của các thành viên, tăng sự tương tác trong nhóm. V́ì vậy cán bộ xă hội tránh xu hướng chỉ dựa vào một vài ngôi sao này để nhanh đạt mục tiêu của nhóm. Cán bộ xã hội khéo léo đưa những người vượt trội vào nhóm phù hợp, những hoạt động phù hợp để vẫn huy động được khả năng của họ mà không làm lu mờ thành viên khác. Đồng thời cũng tập cho họ khả năng "nén mình", chờ đồng đội để mọi người tiến lên một nhịp. Nên xác định cho họ trong một nhóm có sự tốt lỏi nhiều khi không bằng "Xấu đều", nghĩa là sự đồng đều của nhóm sẽ tốt hơn nhiều khi nhóm chỉ có một vài người vượt trộiẦ

+ Cơ cấu phi chắnh thức lấn át cơ cấu chắnh thức.

Cơ cấu chắnh thức là cơ cấu xuất phát từ vai trò, vị trắ chắnh thức được chỉ định, quyết định. Cơ cấu phi chắnh thức là mối quan hệ tự nhiên, xuất phát từ tình cảm bạn bè chung sở thắch, chung nhu cầu.

Trong những nhóm lớn như tổ,lớp, chi đoàn cơ quan xắ nghiệp thường hình thành những nhóm nhỏ một cách tự nhiên và đôi khi nó không ảnh hưởng tới tiến trình của nhóm. Nhưng nếu các nhóm phi chắnh thức có xu hướng lấn át cơ cấu chắnh thức thì nhân viên xã hội cần quan sát và có phương án giải quyết.

Nhân viên xã hội luôn quan sát để biết trong nhóm đã xác định cơ cấu tổ chức hay các nhóm phi chắnh thức. Nếu các nhóm này không ảnh hưởng đến tiến trình của nhóm thì không cần tác động để nó phát triển tự nhiên. Nếu cơ cấu phi chắnh thức có xu hướng áp đảo cơ cấu chắnh thức thì cần ngăn chặn ngay. Biết sử dụng mặt tắch cực của nhóm phi chắnh thức thì sẽ mang lại hiệu quả

cho tiến trình nhóm (vắ dụ: giao nhiệm vụ cho một nhóm bạn thân trong đó có thủ lĩnh tự nhiên sẽ rất được việc)

4.2. Trình tự giải quyết những hiện tượng thường nảy sinh trong nhóm

- Phán quyết cùng nhóm: Nhân viên xã hội hoạt động với nhóm chứ không phải hoạt động cho nhóm. Vì vậy mọi ý tưởng, mọi quyết định cần đưa ra bàn bạc tỉ mỉ, công khai trước khi đi đến quyết định. Nhân viên xã hội cũng có thể dùng sự phán quyết của mình để xem xét các nhóm viên khác bộc lộ chắnh kiến.

- Tạo sự bình đẳng

Một nhóm hay một tập thể đoàn kết ở đó có sự công bằng bình đẳng. Nhân viên xã hội phải khách quan, không bênh vực thiên vị ai sẽ tạo được bầu không khắ thoải mái và sự tin tưởng, đồng cảm, đồng lòng hợp tác của các nhóm viên.

- Lắng nghe với thái độ cởi mở chân thành

Biết giới hạn của mình, cần nhận ra rằng nhân viên xã hội không thể cộng tác làm việc với nhóm suốt cuộc đời cũng như không thể cung cấp tất cả các dịch vụ mà nhóm trông đợi. Vì vậy khi làm công tác xã hội với nhóm cần cung cấp, huấn luyện cho các nhóm viên những kỹ năng, tự giải quyết vấn đề của cá nhân và của nhóm. Để họ còn ứng phó với các tình huống khó khăn sẽ gặp phải. Đồng thời giúp các nhóm viên liên hệ với những nguồn trợ giúp và sử dụng những nguồn trợ giúp này sao cho có lợi nhất.

-Chuẩn bị kết thúc

Trước khi kết thúc nhân viên xã hội cần nới lỏng mối quan hệ để nhóm vẫn duy trì hoạt động mà không bị hụt hẫng. Nên báo trước với nhóm thời gian kết thúc ắt nhất hai tuần.

Khi nhân viên xã hội làm việc với nhóm trẻ em cần tranh thủ sự ủng hộ tối đa của cha mẹ các em để tăng thêm nguồn lực, tăng sự hợp tác. Đây là yếu tố không kém phần quan trọng để đạt được mục tiêu hoạt động nhóm (công tác xã hội

nhóm).

-Kết thúc và truyền đạt những điều trông đợi

Nói cho các thành viên trong nhóm một cách đơn giản dễ hiểu về mục tiêu của nhóm mình, những gì mình trông đợi ở các nhóm viên và nhóm viên có thể mong đợi gì ở nhân viên xã hội sau khi bàn bạc và thống nhất những quy định của cả nhóm.

1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

2. Nguyễn Ngọc Lâm, Các vấn đề xã hội và an sinh xã hội, Đại học mở Tp. Hồ Chắ Minh, 1995. 3. Nguyễn Thị Oanh, Các bài đọc về chắnh sách, pháp luật và biện pháp liên quan tới chăm sóc

trẻ em trong tình cảnh khó khăn, Đại học mở Tp. Hồ Chắ Minh, 1995.

4. Nguyễn Văn Gia, Bùi Xuân Mai, Công tác xã hội, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2001. 5. Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Đại học mở bán công Tp. Hồ Chắ Minh.

6. Nguyễn Ngọc Lâm, Công tác xã hội với cá nhân.

7. Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội, 1996.

8. Tài liệu tập huấn về hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Hà Nội, 1996. 9. TS. Mary Ann Forgey and TS. Carol S. Cohen, Thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp, tài liệu do khoá tập huấn của khoa Phụ nữ học và đại học Fordham Hoa Kỳ biên dịch

10. Grace Mathew, Nhập môn công tác xã hội, Người dịch: Lê Chắ An. TP Hồ Chắ Minh tháng 1/1991

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội) (Trang 47 - 51)