- Kiến thứ c:
Nội dung bài: 1 Hoạt động nhóm
1.2.2. Hoạt động khi bắt đầu
-. Giới thiệu làm quen giữa các thành viên:
Đây là hoạt động cần thiết, không tốn nhiều thời gian nhưng có lợi ắch lớn là mọi người hiểu biết về các thành viên khác, xóa đi cảm giác bỡ ngỡ, co cụm. Tạo bầu không khắ nhóm vui vẻ, thân thiện.
Ngay từ đầu phần giới thiệu, nhân viên xã hội cần định hướng những nội dung cần giới thiệu là gì. Tùy thuộc và loại hình nhóm và mục đắch của nhóm mà nhân viên xã hội có thể gợi ý những nội dung cần giới thiệu.
+ Cả nhóm ngồi thành hình tròn và nhân viên xã hội tự đứng lên giới thiệu làm mẫu, sau đó thỏa thuận dành quyền tự giới thiệu cho các thành viên tự giới thiệu về mình.
+ Chia thành nhóm theo cách đếm hoặc chuẩn bị một số câu thơ, ngạn ngữ dân gian cắt thành các phần phân chia khác nhau để mỗi thành viên nhặt một mảnh, ghép lại và tìm các thành viên trong nhóm của mình. Sau đó nhóm họp lại tự làm quen, bàn về nội dung cần giới thiệu và sau đó giới thiệu về nhóm nhỏ của mình trước toàn thể nhóm.
-. Xây dựng mục đắch của nhóm
Phải thống nhất các mục đắch chung của nhóm, mục đắch riêng của mỗi cá nhân. Bằng cách chia sẻ mong đợi của các thành viên, nhân viên xã hội có thể tổng hợp những mong đợi chung nhất thành mục đắch chung của nhóm, đồng thời tôn trọng các mong đợi riêng của cá nhân.
Mục đắch đưa ra cần ngắn gọn, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và lưu ý nên được diễn đạt một cách tắch cực.
- Xây dựng mục tiêu nhóm
Trên cơ sở xác định mục đắch của nhóm, nhân viên xã hội cùng thành viên triển khai xây dựng các mục tiêu cụ thể của nhóm. Mục tiêu cụ thể là kết quả của hoạt động nào đó cần đạt được trong thời gian nhất định nhằm hoàn thành mục đắch. Khi xây dựng mục tiêu, nhân viên xã hội đóng vai trò là người điều phối và để các thành viên nhóm dưới sự chỉ đạo của trưởng nhóm chủ động xây dựng.
- Thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin của nhóm
Bảo mật thông tin là nguyên tắc làm việc tối quan trọng trong quá trình tác nghiệp của người nhân viên xã hội. Trong quá trình hỗ trợ thân chr thông qua các hoạt động nhóm, nhân viên xã hội không những phải luôn ý thức được nguyên tắc này mà còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu và tuân thủ những quy định về bảo mật thông tin. Những quy định về bảo mật thông tin sẽ được các thành viên nhóm thảo luận và thống nhất.
- Giúp các thành viên nhóm cảm nhận họ là một phần của nhóm
Ngay từ giai đoạn đầu, nhân viên xã hội cần giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ hoạt động của nhóm là hoạt động của một thực thể thống nhất và mỗi cá nhân thành viên là một phần không thể tách rời. Để các thành viên trong nhóm hiểu và cảm nhận được điều này, cần có một số hoạt động tác động: Giúp các thành viên có cảm giác an toàn và thoải mái trong nhóm; Giúp các thành viên nhận biết những điểm tương đồng của các thành viên trong nhóm và tôn trọng sự khác biệt của các thành viên khác; phân tắch những điểm mạnh của sự khác biệt về hoàn cảnh và kinh nghiệm sống đem lại cho nhóm và khắch lệ các thành viên tìm hiểu những khác biệt và tiếp nhận quan điểm mới.
Việc sử dụng hình thức nhóm có định hướng tổ chức trước và giới hạn thời gian rất hữu ắch và thường hay được sử dụng trong việc lên kế hoạch trước buổi sinh hoạt nhóm. Theo cách tiếp cận có định hướng tổ chức trước, nhân viên xã hội có trách nhiệm lớn hơn trong việc xác định mục đắch và mục tiêu của nhóm và cách thức thực hiện các công việc của nhóm.
- Cân bằng giữa nhiệm vụ, yếu tố tình cảm, xã hội của tiến trình nhóm
Tùy theo loại hình sinh hoạt nhóm, trạng thái và vấn đề củ các thành viên trong nhóm mà nhân viên xã hội cân nhắc nên dành nhiều thời gian cho hoạt động hướng tới hoàn thành mục tiêu hay tập trung vào những vấn đề xã hội và tình cảm.
- Thỏa thuận các công việc của nhóm
Thỏa thuận nhóm tập trung vào những thỏa thuận về trách nhiệm, phân công công việc, những quy định cụ thể giữa nhân viên xã hội và các thành viên trong nhóm. Thỏa thuận các công việc của nhóm cần được nhìn nhận dưới góc độ giữa nhóm và tổ chức; nhóm và nhân viên xã hội; nhóm và các thành viên.
- Khắch lệ động cơ các thành viên thực hiện mục tiêu
Trong giai đoạn đầu của nhóm sẽ có một số thành viên còn phân vân, dao động. Nhân viên xã hội cần quan sát, theo dõi để xem có những ý kiến hay biểu hiện cụ thể nào của các thành viên. Xử lý bằng lý giải hay hành động cụ thể. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cần động viên, an ủi kịp thời và làm cho các thành viên hiểu được những dao động của họ là vấn đề nhỏ và là hiện tượng tự nhiên khi con người tham gia vào một số loại hình hoạt động.
- Dự đoán về những khó khăn cản trở
Để thực hiện bước công việc này, nhân viên xã hội đề nghị các thành viên thảo luận, liệt kê ra những khó khăn mà ho dự báo trước được trong quá trình đạt tới những mục tiêu cá nhân và mục đắch của nhóm. Sau khi các thành viên chia sẻ, nhân viên xã hội điều phối thảo luận làm thế nào để vượt qua những khó khăn, rào cản.