- Kiến thứ c:
2. Phát triển nhóm qua các giai đoạn
2.1. Nguyên nhân gia nhập nhóm của cá nhân:
Mỗi cá nhân tham gia vào nhiều nhóm với những động cơ, nhu cầu khác nhau. Động cơ sẽ chi phối hành vi của các cá nhân trong nhóm cũng như sẽ quy định mối quan hệ gắn bó của họ với nhóm. Tìm hiểu động cơ gia nhập nhóm sẽ giúp ta hiểu được lợi ắch, sở thắch của các cá nhân. Về phắa nhóm, nếu hiểu được động cơ của cá nhân sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện chúng trong hoàn cảnh phù hợp với lợi ắch chung của cả nhóm. Đó là yếu tố quan trọng, phát huy tắnh tắch cực, sáng tạo của các thành viên, tăng thêm sự gắn bó của họ đối với nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả của nhóm.
Trong thực tế, một cá nhân trong một thời gian có thể là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Một người có thể vừa là giáo viên, vừa là thành viên của
hội phụ nữ, là Đoàn viên Công Đoàn, là Đảng viên là hội viên của câu lạc bộ thÈm mỹ, tổ viên tổ dân phốẦ Bởi vì, dù một người tham gia vào nhiều nhóm khác nhau là do sự chi phối bởi những động cơ như muốn được thoả mãn các nhu cầu, lợi ắch, sở thắch khác nhauẦ Có những động cơ là điều kiện quan trọng để cá nhân tham gia vào một hay nhiều nhóm xã hội khác nhau, nhưng cũng có cá nhân tham gia vào một nhóm với nhiều động cơ khác nhau. Như vậy là có động cơ chắnh và động cơ phụ. Các động cơ này tồn tại hoà quyện, đan xen, bổ sung cho nhau ngay trong một con người.
Cá nhân tham gia vào nhóm, trở thành thành viên của một nhóm là mong ước thoả mãn các lợi ắch, sở thắch thiết thực của bản thân. Một cá nhân xin vào làm tại một cơ quan, xắ nghiệp là để có việc làm ổn định, có thu nhập, được cống hiến, được giao tiếp và khẳng định mình. Một cá nhân tham gia vào câu lạc bộ văn hoá thể thao là thoả mãn lòng ham mê văn hoá, thể thao, đồng thời tăng cường sức khoẻ, tăng mối quan hệ giao tiếp xã hộiẦ Khi nhóm không đáp ứng được nhu cầu, lợi ắch, sở thắch của cá nhân thì họ thường rút lui ra khỏi nhóm và xin gia nhập vào nhóm khác. Mặt khác, khi nhu cầu và sở thắch của cá nhân thay đổi thì họ cũng thay đổi nhóm. Vắ dụ: Trẻ em tham gia vào Đội, vào Sao Nhi Đồng, còn người lớn thì tham gia vào tổ chức Công Đoàn, tổ chức Đảng hoặc các hội phụ nữ, hội làm vườn, hội người cao tuổi...
Cá nhân tham gia vào nhóm xuất phát từ lợi ắch và những động cơ khác nhau. Ngoài ra môi trường sống, hoạt động và những đặc điểm tương đồng giữa các thành viên cũng là nguyên nhân để cá nhân tham gia vào nhóm.
Sự gần gũi về mặt không gian trong đời sống sinh hoạt hàng ngày là điều kiện để cá nhân thường xuyên gặp gỡ, trao đổi. Sự tương đồng về tuổi tác, sở thắch cũng là nguyên nhân để cá nhân tham gia vào nhóm.
Sự tương đồng về nhận thức, quan điểm, hoàn cảnh, cũng là điều kiện thuận lợi để cá nhân gia nhập nhóm để cùng nhau hợp tác, thực hiện các mong muốn, nguyện vọng, nhu cầu chung. Đó là các nhóm tự nhiên nhưng không kém phần quan trọng trong đời sống cá nhân.
Có thể nhấn mạnh rằng các cá nhân tham gia vào nhóm này hay nhóm khác là do một số nguyên nhân cơ bản như là mong muốn được thoả mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được sống, được làm việc trong cộng đồng để cống hiến cho xã hội, được quan tâm chia sẻ, được thoả mãn những lợi ắch, sở thắch, nguyện vọng thiết thực của bản thân. Đây cũng là điều nhân viên xã hội làm việc với nhóm cần tìm hiểu để biết được động cơ hứng thú của nhóm viên, từ đó, đề ra phương pháp hoạt động phù hợp.
Trong nhóm, mỗi cá nhân thường đóng hai vài trò: vai trò tạo bầu không khắ nhóm và vai trò thực hiện công việc.
2.2 Trình tự phát triển nhóm qua các giai đoạn- Hình thành - Hình thành
+ Chọn nhóm viên: Số lượng nhóm viên phải phù hợp với mục đắch hoạt động : nhóm trị liệu từ 8- 10 người, nhóm giải trắ có thể đông hơn, nhưng nhóm cộng tác từ 3 đến 5 người thì dễ hoạt động. Số nhóm viên phù hợp sẽ dễ bộc lộ cảm xúc, dễ dàng chia sẻ tâm tư tình cảm, kinh nghiệm
Nếu chọn nhóm viên quá ắt không đạt mục tiêu sinh hoạt, nhưng nếu chọn quá nhiều sẽ có người dư dẫn đến tình trạng dựa dẫm không hoạt động.
Các nhóm viên trong một nhóm phải có sự tương đồng về tuổi tác, nhu cầu hay vấn đề khó khăn cần giải quyết, tương đồng về đặc điểm tâm sinh lý, giới tắnh. Không nên đưa một phụ nữ độc thân có con ở chung với một phụ nữ ly dị chồng, vì họ khác nhau về đặc điểm tâm sinh lý dễ sinh mâu thuẫn.
Trong nhóm cần có yếu tố bổ sung như có nam và nữ, người sôi nổi xen lẫn người trầm tắnh.
Tránh đưa vào nhóm một hay hai người có vấn đề xung khắc trầm trọng hoặc một nhóm mới lại có 3 đến 4 người thân nhau từ trước . Điều này có thể chia nhóm lớn thành nhiều nhóm nhỏ.
+ Quan sát nhóm:
Nhân viên xã hội cần nhập cuộc để tìm hiểu nhóm xem ai liên kết với ai, ai thân với ai để định hướng các hoạt động của nhóm hướng tới mục tiêu đã định.
+ Bàn bạc xây dựng mục đắch hoạt động của nhóm.
Mọi người tham gia bàn bạc thống nhất mục đắch hoạt động cho cả nhóm.
Cán bộ xã hội không áp đặt ý kiến mà kắch thắch thảo luận tìm ra mục tiêu phù hợp với cả nhóm và có tắnh khả thi .
Mục tiêu cần linh động theo sự trưởng thành của nhóm. - Hòa nhập
Khi mới hình thành các thành viên với những khác biệt về dự định mong muốn, giá trị cá nhân, vai trò, vị thế , trình độ, lối sốngẦ nên khi quy tụ vào nhóm có sự khác biệt, có thể bị gọt dũa và cũng có thể bị bác bỏ. Giai đoạn gọt dũa để hoà nhập để được chấp nhận là một thử thách lớn đối với mỗi cá nhân, nên được gọi là giai đoạn sóng gió.
Nếu nhóm vững chắc thì giai đoạn này người điều phối nhóm đóng vai trò nhân vật trung tâm, nhấn mạnh mục đắch , chức năng và phạm vi của nhóm tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các thành viên, tạo điều kiện để cá nhân chia sẻ, bộc lộ. Từ đó định hướng các cá nhân
quan tâm tới mục tiêu chung, xác định thái độ hợp tác phát triển những nét chung, xây dựng đội ngũ nòng cốt và tập trung vào các hoạt động trọng tâm.