Vai trò của nhân viên xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội) (Trang 36 - 38)

- Kiến thứ c:

1.1.Vai trò của nhân viên xã hộ

Nội dung bài: 1 Hoạt động nhóm

1.1.Vai trò của nhân viên xã hộ

Vai trò của nhân viên xã hội trong phương pháp này không phải chủ yếu tác động vào cá nhân mà tác động vào tiến trình nhóm, vào tương tác giữa các cá nhân trong nhóm. Nhân viên xã hội

nghiên cứu kỹ thành phần nhóm viên, giúp nhóm xác định mục tiêu hoạt động. Ở đây vai trò của nhân viên xã hội là tìm hiểu cơ cấu chắnh thức và phi chắnh thức trong nhóm. Trước tiên cần quan sát sự tương tác trong nhóm, ai thân với ai, và ai thường hay cùng nhau sinh hoạt. Thái độ của nhóm viên với trưởng nhóm chắnh thức như thế nào? ai ủng hộ hay phản đối, tại sao? ai bị cô lập. Trong các buổi thảo luận ai hày thì thầm với ai, ai hay nhìn nhau, ai ủng hộ hay phản bác ý kiến của ai? Trong công tác ai hay giúp đỡ ai, ai không chịu giúp đỡ người khác? Ngoài sinh hoạt nhóm, ai hay đến chơi nhà ai v.vẦ

Có một cách tìm hiểu khá nhanh và chắnh xác nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, đó là trắc lượng xã hội. Bằng một câu hỏi cho mỗi nhóm viên, bạn sẽ vẽ được sơ đồ các mối quan hệ trong nhóm

Câu hỏi đó có thể là:

Bạn thắch đi chơi với ai nhất?

Bạn thắch làm việc với ai nhất? Trong nhóm bao gồm H, C, D, M thì

H có vẻ được nhiều uy tắn nhất với 4 thành viên vừa muốn cùng chơi và làm việc. C thì như một hoạt náo viên vui chơi với tắnh tình chắc là vui vẻ, dễ chiụ nhưng không phải là người có thể trông cậy được về mặt công tác. D có vẻ là một người hơi nghiêm túc, người ta thắch cùng cộng tác mà không ai thắch chơi. M đặc biệt không ai muốn cùng chơi hay làm việc và M có thể bị cô lập. Nhân viên xã hội nên tìm hiểu tại sao?

Nếu H chắnh thức cũng là trưởng nhóm thì nhân viên xã hội có thể yên tâm là nhóm đã lưạ chọn đúng lãnh tụ của mình. Nếu trưởng nhóm chắnh thức là một nhân vật khống chế tập thể hay quá bất tài, nhân viên xã hội có thể từng bước giúp các nhóm viên nhận ra điều đó và có thể cởi trói về mặt thủ tục hay các thói quen và quan hệ để bầu ra người khác khi thuận lợi

Nhân viên xã hội có nên làm trưởng nhóm hay không? Vai trò lý tưởng của nhân viên xã hội là

xúc tác viên, khuyến trợ viên. Còn chắnh thức lãnh đạo nhóm nên là một trong các nhóm viên.

Tuy nhiên với những đối tượng có vấn đề về tâm lý nặng tham gia với mục đắch trị liệu hoặc là trẻ em còn nhỏ, vai trò nhân viên xã hội gần như là trung tâm. Với một câu lạc bộ thanh niên, một nhóm hoạt động ở địa phương, nhân viên xã hội là một người tư vấn. Dù về mặt chắnh thức, chủ động hay thụ động, nhân viên xã hội cũng cần vận dụng kiến thức kỹ năng chuyên môn để hỗ trợ và đưa nhóm đến mục tiêu

Nguyên tắc tự quyết cũng phải được áp dụng trong nhóm và tinh thần phụ thuộc của nhóm cần được khắc phục dần.

Trong suốt thời gian sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội sẽ có dịp hiểu rõ hơn các đối tượng, phát hiện thêm những nhu cầu, khó khăn của từng cá nhân. Có người sẽ cần sự tiếp xúc riêng, trường hợp đối tượng là trẻ em, nhân viên xã hội phải trực tiếp tới thăm gia đình, gặp gỡ phụ huynh. Như

thế, phương pháp công tác xã hội với cá nhân cũng được sử dụng để hỗ trợ phương pháp công tác xã hội nhóm.

Nhân viên xã hội phải ghi chép diễn tiến trong nhóm trong và ngoài các buổi sinh hoạt (nếu có tiếp xúc riêng). Nhờ sự ghi chép này, nhân viên xã hội nắm bắt diễn tiến nhóm, phản ứng, cảm xúc của nhóm viên và sau mỗi lần sinh hoạt có thể lượng giá và điều chỉnh sự việc để buổi sinh hoạt sau tốt hơn. Vắ dụ khi ghi lại một buổi sinh hoạt, nhân viên xã hội chú ý đến sự kiện một em bé không được các em khác quan tâm đến. Lần tới, nhân viên sẽ nhờ một trẻ tắch cực cùng chơi và giúp đỡ em.

Quan sát là công cụ quan trọng giúp nhân viên xã hội nhạy bén với sự phát triển nhóm. Cụ thể, nhân viên xã hội có những vai trò sau trong sinh hoạt nhóm:

+ Tìm hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi đối với các cá nhân trong nhóm.

+ Hỗ trợ các nhóm viên xây dựng chương trình hành động, xác định mục tiêu phù hợp và thu hút được sự tham gia của nhiều ngêi trong nhóm

+ Điều phối các hoạt động của nhóm:

+ Xác định rõ vai trò của mình, làm xúc tác viên hay lãnh đạo (tuỳ thuộc vào đặc điểm của nhóm, vắ dụ với nhóm trẻ có rối loạn tâm lý nặng thì cán sự xã hội đóng vai trò trung tâm).

+ Tìm hiểu các quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên để tạo bầu không khắ thoải mái, thân thiện, tạo sự xắch lại gần nhau của cơ cấu chắnh thức và phi chắnh thức.

+ Theo dõi các diễn biến hoạt động nhóm (trong các buổi sinh hoạt, hành vi quan hệ ngoài các buổi sinh hoạt ) xem hoạt động nhóm có tác động lên tất cả thành viên hay chỉ thu hút một số thành viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội) (Trang 36 - 38)