vận tải đa phương thức
vận tải đa phương thức tế trong đó có ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển đa phương thức.
Hợp đồng vận tải đa phương thức trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và cũng một phần thuộc sự điều chỉnh của luật hàng hải Việt Nam là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hoá để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển.
Các bên và các mối quan hệ trong quan hệ hợp đồng vận tải đa phương thức thường phức tạp hơn so với một hợp đồng hai bên thông thường. Theo đó, chủ hàng sẽ ký hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức. Người kinh doanh vận tải đa phương thức lại có thể ký hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải. Các hợp đồng riêng này không ảnh hưởng tới trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định chủ yếu về trách nhiệm của bên vận chuyển trong vận tải đa phương thức. Còn lại là nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn. Về pháp luật quốc tế, Liên Hợp quốc có Công ước về vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức năm 1980. Việt Nam cũng tham gia Hiệp định khung Asean về vận tải đa phương thức và ký kết các hiệp định khung về vận tải đa phương thức với các nước láng giềng như Lào, Campuchia…