Điều kiện cơ sở giao hàng với hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

quốc tế bằng đường biển

Nói đến Incoterms (tập quán về điều kiện cơ sở giao hàng) nhiều người thường nhầm tưởng đó là các tập quán trong hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, trên thực tế Incoterms được sử dụng và thỏa thuận giữa các bên chỉ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế [4, tr.270]. Tuy nhiên những điều kiện thương mại được các bên thiết lập trong hợp đồng xuất nhập khẩu sử dụng khi dẫn chiếu Incoterms lại có tính quyết định tới hợp đồng vận chuyển. Có những điều kiện thương mại được áp dụng trong đó các bên có thể lựa chọn phương thức vận tải bằng đường biển nhưng cũng có những điều kiện thương mại mà nếu các bên đã thỏa thuận, sẽ chỉ sử dụng phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển mà thôi. Khi đó hợp đồng vận tải sẽ được áp dụng. Chẳng hạn với Incoterms 2000: điều kiện giao hàng nhóm F có điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) hay điều kiện FOB (giao lên tàu); điều kiện giao hành nhóm C có điều kiện CFR (tiền hàng và cước phí) hay điều kiện CIF (tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí); điều kiện giao hàng nhóm D có điều kiện DES (giao tại tàu) hay điều kiện DEQ (giao tại cầu cảng) là những điều kiện mà theo đó các bên sẽ chỉ sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển [11, tr.59].

Tương ứng với mỗi điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau thì bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu sẽ là người có quyền thuê tàu và ký hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển.

36

việc có cái nhìn tổng quát về hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế. Sự hiểu biết này không chỉ có lợi cho hoạt động thực tiễn, mà còn giúp cho công tác lập pháp trong việc xây dựng tình hệ thống của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam (Trang 41 - 42)