Ngoài các nguồn điều chỉnh pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển như đã trình bày ở trên, các bên có thể sử dụng các mẫu hợp đồng được các tổ chức quốc tế, các hiệp hội khuyến nghị sử dụng. Khi đó, các quy định trong hợp đồng mẫu đó sẽ được các bên tuân thủ và được dùng để giải quyết tranh chấp trong trường hợp có phát sinh mâu
66
thuẫn giữa các bên. Các mẫu hợp đồng tiêu biểu mà các bên trong hợp đồng vận chuyển sử dụng là:
+ Mẫu hợp đồng GENCON;
+ Mẫu hợp đồng NUVOY do Hội nghị Đại diện các bên thuê tàu và chủ tàu trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế phát hành năm 1964;
+ Mẫu hợp đồng NORGRAIN năm 1989 của Hiệp hội môi giới và đại lý Mỹ dùng để chở ngũ cốc;
+ Mẫu hợp đồng POLCOAL của Ba Lan năm 1971 dùng để chở than; + Mẫu hợp đồng EXONVOY, SHELL VOY của Mỹ dùng để chở dầu… Theo TS. Nguyễn Như Tiến, các loại hợp đồng mẫu có thể chia làm hai loại mẫu hợp đồng: Mẫu hợp đồng có tính tổng hợp và mẫu hợp đồng có tính chuyên dùng. Mẫu hợp đồng tổng hợp dùng trong thuê tàu chuyến để chở hàng bách hóa; còn mẫu hợp đồng chuyên dùng được dùng trong thuê tàu chuyến để vận chuyển một mặt hàng riêng biệt nào đó [17, tr.71-83].
Sử dụng mẫu hợp đồng vận chuyển giúp các bên tiết kiệm được thời gian, chi phí, tránh được những thiếu sót và tạo được nền tảng cơ bản trong quá trình đàm phán. Các quy định trong hợp đồng mẫu chỉ có tính tham khảo, nó có giá trị bắt buộc khi được các bên công nhận quy định trong hợp đồng vận chuyển. Các bên cũng có thể thỏa thuận việc sửa đổi hợp đồng mẫu cho phù hợp với điều kiện thực tế. Một điều cần lưu ý với các doanh nghiệp Việt Nam là trong các hợp đồng mẫu, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thường quy định xét xử tại London theo luật Anh Quốc hoăc tại New York theo luật Mỹ. Mà các doanh nghiệp Việt Nam thường không giỏi về luật quốc tế. Vì vậy, nên theo ý kiến của các chuyên gia, cần tìm cách đàm phán để luật giải quyết tranh chấp là luật Việt Nam và xét xử tại Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.
67