Khái niệm và chức năng của vận đơn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Trong vận chuyển hàng hóa đường biển, có rất nhiều loại chứng từ vận chuyển khác nhau do người vận chuyển cấp nhằm xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở, có nghĩa là thể hiện mối quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các điều kiện vận chuyển và việc thực hiện hợp đồng vận chuyển [18, tr.25]. Các chứng từ vận chuyển gồm có:

+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading); + Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt); + Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill); + Phiếu gửi hàng (Shipping note);

+ Bản lược khai hàng (Manifest);

+ Sơ đồ xếp hàng (Stowage plan- Cargo plan); + Bản kê sự kiện (Statements of facts);

+ Bảng tính thưởng phạt bốc dỡ (Time-sheet);

+ Biên bản kết toán nhận hàng (Report on Receipt of Cargoes - ROROC); + Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo outturn Report);

+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of shortlanded cargo - CSC). Trong các giấy tờ đó vận đơn là chứng từ quan trọng và luôn cần được lưu ý cũng như lập một cách tỉ mỉ chi tiết để tránh gây ra những tranh chấp sau này. Pháp luật quốc tế điều chỉnh về vận đơn gồm có: Các quy tắc của Ủy ban hàng hải quốc tế về vận đơn điện tử năm 1990, Công ước Hamburg năm

37

1978, Quy tắc Hague, Qui tắc Hague-Visby... Số lượng các điều ước quốc tế liên quan tới vận đơn đã cho thấy vận đơn có tầm quan trọng như thế nào đối với vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Vận đơn là một loại chứng từ vận chuyển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng [19, tr.198]. Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, vận đơn có ba chức năng:

Thứ nhất, vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc

người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Do đó, vận đơn nói rõ tình trạng của hàng hóa được đưa lên tàu và tình hình của việc xếp hàng lên tàu. Vận đơn còn có chức năng như một biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Vì vậy, vận đơn xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng và hợp đồng đã được ký kết. Vì vậy, người chuyên chở phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, bảo quản hàng hóa một cách mẫn cán. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm với việc hư hỏng, mất mát hàng hóa trừ trường hợp miễn trách do pháp luật quy định. Họ sẽ chỉ giao hàng cho ai xuất trình biên lai đó và hoàn thành trách nhiệm khi thu hồi được vận đơn gốc.

Thứ hai, vận đơn là bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt,

nhận hàng. Giống như trong mọi hình thức vận chuyển, vận đơn được coi là biên lai thể hiện quyền sở hữu của người sở hữu vận đơn đối với lượng hàng hóa ghi trên vận đơn. Người sở hữu vận đơn có quyền bán, chuyển giao vận đơn cho người khác hay chỉ định việc nhận hàng, chuyển hàng tới nơi nào khác. Chỉ người sở hữu vận đơn mới được quyền nhận hàng ở cảng tới. Cũng nhờ chức năng này, người ta có thể mua bán hàng hóa bằng cách mua bán tờ vận đơn. Ai sở hữu vận đơn thì đương nhiên có quyền sở hữu hàng hóa trên vận đơn. Việc chuyển nhượng vận đơn theo lệnh giống như hối phiếu theo lệnh:bằng phương pháp ký hậu thông thường.

38

Thứ ba, vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá

bằng đường biển. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ, các bên được quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Do vậy, trong những trường hợp hợp đồng được giao kết bằng miệng, lúc đó vận đơn chính là bằng chứng của việc các bên đã giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng, vận đơn còn tạo ra hai mối quan hệ khác: giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển và giữa người vận chuyển và người cầm giữ vận đơn. Cho nên khi tranh chấp nảy sinh, tùy từng trường hợp (trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến) mà người ta sẽ sử dụng vận đơn hay hợp đồng để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở và những người khác. Vì vậy, trên vận đơn, không nhất thiết nhưng nên có những điều khoản về việc giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)