thương mại
- Đối với khách hàng:
Hoạt động chiết khấu hối phiếu đem lại cho khách hàng những lợi ích sau đây:
Một là, khách hàng có thể chiết khấu hối phiếu như một hình thức luân chuyển nguồn vốn kinh doanh của mình, ngay cả khi họ có nhu cầu thu hồi vốn tức thì nhưng không thể đòi tiền trước hạn người bị ký phát. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mọi hoạt động kinh doanh phải rất linh hoạt, người bán sẵn sàng bán chịu hàng hoá của mình cho người mua khi họ có đủ các điều kiện mua chịu, giữa họ sẽ lập một hối phiếu (có thể là hối phiếu nhận nợ hoặc hối đòi nợ) để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền của người mua cho người bán bằng việc chi trả số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng. Tuy nhiên cũng xảy ra trường hợp người có hối phiếu cần tiền trong khi hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Việc chiết khấu hối phiếu sẽ giải quyết được khó khăn này, tức là biến các khoản nợ thành tiền, giúp cho khách hàng giải quyết được kịp thời nhu cầu vốn của mình.
Hai là, trong quan hệ chiết khấu, người xin chiết khấu không bị ràng buộc với nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mục đích. Chiết khấu hối phiếu cũng vậy, khách hàng muốn sử dụng khoản tiền do ngân hàng trả cho việc chiết khấu hối phiếu vào mục đích nào là do họ quyết định, đó là điểm khác biệt rõ rệt giữa nghiệp vụ chiết khấu và cho vay của tổ chức tín dụng. Trong nghiệp vụ cho vay, khách hàng vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác so với những gì đã thoả thuận với tổ chức tín dụng thì sẽ bị coi là vi phạm các quy định của hợp đồng tín dụng và có thể bị tổ chức tín dụng phạt vi phạm hợp đồng hoặc có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo thoả
28
thuận để thu hồi nợ, ví dụ như trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện ra toà án....v..v để thu hồi nợ. Như vậy hoạt động chiết khấu hối phiếu của tổ chức tín dụng không những mang lại lợi ích thiết thực cho các tổ chức tín dụng mà còn mang lại lợi ích cho các tổ chức, cá nhân - với tư cách là khách hàng xin chiết khấu khi họ cần vốn trong kinh doanh hoặc tiêu dùng riêng của họ.
- Đối với ngân hàng thƣơng mại:
Việc chiết khấu hối phiếu không chỉ mang lại những lợi ích đáng kể cho khách hàng mà còn cho chính NHTM thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, nghiệp vụ chiết khấu thường được đánh giá là có quy trình đơn giản, nhanh chóng, tốn ít chi phí cho các bên và đặc biệt là cho các NHTM. Nếu như trong hoạt động cho vay, tổ chức tín dụng phải thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng với nhiều thủ tục phức tạp, nhất là việc thẩm định giá trị cũng như tính hợp pháp của tài sản bảo đảm thì trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu tổ chức tín dụng thường chỉ phải quan tâm đến khả năng trả nợ của người bị ký phát.
Thứ hai, chiết khấu được xem là một nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụng cho NHTM. So với hoạt động cho vay, việc chiết khấu hối phiếu có sự đảm bảo trả nợ không chỉ từ người bị ký phát mà còn có thể được đảm bảo từ những người khác có liên quan như người bảo lãnh, người ký phát, người chuyển nhượng.
Thứ ba, chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng thương mại mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức này sử dụng vốn một cách linh hoạt và có hiệu quả nhờ khả năng chiết khấu lại (tái chiết khấu) ở ngân hàng trung ương hoặc ở ngân hàng thương mại khác. Hơn nữa sự ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi, đó chính là nguồn vốn của ngân hàng. Điều
29
đó có nghĩa là khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng có thể chuyển sang tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu chưa thực sự cần thì khách hàng sẽ không rút ngay tiền mặt trong tài khoản của mình và như vậy đã tạo ra nguồn vốn mới cho ngân hàng để cho vay. Chính điều này đã hấp dẫn các ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hơn các nghiệp vụ tín dụng khác.
1.3. Nguyên tắc và phƣơng thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Nguyên tắc chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại
Việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng xin chiết khấu: Điều này có nghĩa là hoạt động chiết khấu của NHTM được thực hiện dựa trên cơ sở sự tự do ý chí của các bên – ngân hàng và khách hàng. Các bên thỏa thuận các điều khoản về nội dung của hợp đồng chiết khấu. NHTM và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu việc thanh toán tiền chiết khấu trước hạn, thu phí hoặc không thu phí khi khách hàng thanh toán tiền chiết khấu trước hạn.
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2013/TT-NHNN thì “Hợp đồng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc chiết
khấu (sau đây gọi tắt là hợp đồng chiết khấu) [18]”. Vậy có thể thấy, hoạt
động chiết khấu hối phiếu là hoạt động tự nguyện của các bên. Không bên nào có quyền áp đặt ý chí, bắt buộc bên kia phải thực hiện. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của các chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu hối phiếu.
30
- Nguyên tắc khách hàng phải sử dụng tiền chiết khấu để thanh toán các giao dịch mà pháp luật không cấm, đảm bảo khả năng tài chính để mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác hoặc thanh toán đầy đủ số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác cho ngân hàng thương mại. Nguyên tắc này gắn liền với mục đích chiết khấu của khách hàng là huy động được nguồn vốn nhất định để đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề, giao dịch mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong trường hợp chiết khấu có kỳ hạn thì khách hàng không những phải thanh toán đầy đủ lãi suất, phí chiết khấu, mà còn phải bảo đảm khả năng tài chính để mua lại hối phiếu khi đến hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng thương mại khi thực hiện chiết khấu hối phiếu của khách hàng.
- Nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của ngân hàng thương mại. Nguyên tắc này đòi hỏi khi chiết khấu, NHTM phải thẩm định kỹ hồ sơ chiết khấu, tách biệt giữa khâu thẩm định và khâu quyết định chiết khấu. Thẩm định được thực hiện bởi hội đồng thẩm định riêng, còn quyết định chiết khấu được khẳng định bởi văn bản dựa trên kết quả thẩm định. Việc thẩm định sai, dẫn đến thất thoát nguồn vốn của ngân hàng khi chiết khấu thì người thẩm định hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
1.3.2 Các phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại thương mại
Chiết khấu hối phiếu là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, được hình thành trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu cần vốn cấp thời của người sở hữu hối phiếu, khi mà họ không thể đòi tiền người mắc nợ vì hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Đôi khi khách hàng cần một khoản vốn cấp thời để sản xuất, kinh doanh hoặc để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhưng lại
31
không muốn bán hẳn hối phiếu mà mình đang sở hữu cho Ngân hàng hoặc cũng có trường hợp người sở hữu hối phiếu muốn bán hẳn hối phiếu cho Ngân hàng để giải quyết nỗi lo hối phiếu không được thanh toán đủ và đúng thời hạn. Trong trường hợp như vậy khách hàng có thể bán hẳn hối phiếu cho ngân hàng hoặc bán hối phiếu cho ngân hàng nhưng cam kết sẽ mua lại chính hối phiếu mà họ đã bán vào một ngày nhất định trong tương lai, theo giá cả do hai bên thỏa thuận trước.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, nhà làm luật đã dự liệu hai phương thức chiết khấu hối phiếu, bao gồm phương thức chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của hối phiếu và phương thức chiết khấu một phần còn lại của hối phiếu. Hai phương thức chiết khấu này được quy định cụ thể ở điều 10 TT 04/2013/TT - NHNN như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:
1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.
2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác [18].
32
1.3.2.1 Phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi.
Theo phương thức này, ngân hàng cam kết mua hẳn hối phiếu của khách hàng theo giá chiết khấu do các bên thỏa thuận dựa trên giá trị thanh toán ghi trên hối phiếu. Trên cơ sở hợp đồng chiết khấu, khách hàng có nghĩa vụ phải chuyển giao ngay quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng nhận chiết khấu mà không có bất cứ một cam kết nào liên quan đến việc mua lại hối phiếu đó. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng thương mại xuất trình hối phiếu đó với tư cách là người sở hữu để yêu cầu người bị ký phát hoặc người phát hành thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Tuy nhiên, khi NHTM không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán thì NHTM có quyền truy đòi toàn bộ số tiền đã chiết khấu từ khách hàng xin chiết khấu.
Như vậy, bản chất của phương thức chiết khấu này là khách hàng và ngân hàng thương mại thỏa thuận mua bán hẳn hối phiếu với toàn bộ thời hạn thanh toán còn lại của hối phiếu. Ngân hàng trở thành chủ sở hữu của hối phiếu sau khi đã thanh toán tiền cho khách hàng và khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu đó cho ngâng hàng. Ngân hàng sẽ được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ hối phiếu đó với tư cách là người sở hữu mới của hối phiếu mà không bị bất cứ sự hạn chế nào về khả năng định đoạt hối phiếu.
1.3.2.2 Phương thức chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn
Trong thực tế, đôi khi khách hàng có nhu cầu vốn cấp thời và chỉ muốn bán hối phiếu cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định để có thể có một khoản vốn cần thiết và cam kết hết thời hạn đó thì khách hàng sẽ mua lại chính hối phiếu đó từ ngân hàng.
Đối với phương thức chiết khấu này các bên đã thỏa thuận hai vấn đề cơ bản sau:
33
Một là, khách hàng cam kết bán hối phiếu cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định với giá cả do hai bên thỏa thuận ngay ở thời điểm ký kết hợp đồng. Với cam kết này khách hàng phải có nghĩa vụ chuyển giao hối phiếu cho ngân hàng cầm giữ và quản lý như một chủ sở hữu, nhưng chủ sở hữu này bị hạn chế quyền định đoạt. Đồng thời khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán ngay cho mình khoản tiền bán hối phiếu theo giá cả đã được hai bên thỏa thuận.
Hai là, khách hàng cam kết sẽ mua lại hối phiếu đó từ ngân hàng thương mại khi thời hạn bán kết thúc. Với cam kết này khách hàng được quyền ưu tiên mua lại hối phiếu so với người thứ ba, đồng thời ngân hàng có nghĩa vụ phải bán lại hối phiếu đó cho khách hàng trong thời hạn đã cam kết, theo giá cả các bên thỏa thuận trước. Nếu kết thúc thời hạn thỏa thuận mua lại mà khách hàng không thực hiện việc mua lại thì khi đó họ mất quyền ưu tiên mua lại hối phiếu của họ và khi đó ngân hàng cũng không còn bị ràng buộc với nghĩa vụ phải bán lại hối phiếu đó cho khách hàng, đồng thời ngân hàng có toàn quyền định đoạt đối với hối phiếu theo ý chí của chính mình chứ không còn bị chi phối bởi cam kết bán lại với khách hàng được chiết khấu nữa.
Như vậy có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi và chiết khấu có kỳ hạn của hối phiếu là ở quyền sở hữu hối phiếu của ngân hàng nhận chiết khấu. Ở phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi , ngân hàng sẽ được sở hữu ngay hối phiếu kể từ khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu. Còn trong phương thức chiết khấu có kỳ hạn, nếu sau thời hạn chiết khấu mà khách hàng không mua lại hối phiếu theo thỏa thuận thì ngân hàng mới là chủ sở hữu đầy đủ đối với hối phiếu và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ hối phiếu đó. Ngoài ra, trong phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi, ngân hàng luôn được đảm bảo khả năng thanh toán tiền đã chiết khấu kể cả khi
34
người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu không thực hiện.Điều này hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động chiết khấu hối phiếu.
1.4. Phân biệt hoạt động chiết khấu hối phiếu và cầm cố hối phiếu của ngân hàng thƣơng mại của ngân hàng thƣơng mại
Theo quy định tại Điều 326 của Bộ Luật dân sự 2005 về cầm cố tài sản thì “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” [22].
Theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 thì Người thụ hưởng hối phiếu có quyền cầm cố hối phiếu tại ngân hàng để bảo đảm cho một khoản vay tại Ngân hàng, các quy định về cầm cố hối phiếu được quy định cụ thể như sau:
“Điều 36. Quyền được cầm cố hối phiếu đòi nợ: Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Mục này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 37. Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố:Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản.
Điều 38. Xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm cố: Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho người cầm cố. Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm