Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động chiết

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 80 - 91)

động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam

- Bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 qui định về chiết khấu hối phiếu

Có thể nói, hiện nay Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã qui định về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, những qui định này còn chung chung. Trong khi đó, hối phiếu là loại giấy tờ có giá đặc biệt, được phát hành dựa trên các giao dịch dân sự, thương mại trong nền kinh tế và nó có tính truy đòi. Chính vì vậy, nếu không có qui định cụ thể về vấn đề này trong Luật Các tổ chức tín dụng thì sẽ không tạo ra sự nhất quán giữa Luật này và Luật Các công cụ chuyển nhượng cũng như Thông tư 04/2013/TT – NHNN. Cụ thể Luật các tổ chức tín dụng cần qui đinh định rõ những nguyên tắc đặc thù của hoạt động chiết khấu hối phiếu so với các loại giấy tờ có giá khác cũng như những đặc điểm về chủ thể, phương thức chiết khấu đối với hối phiếu, về bảo đảm quyền của chủ thể khi chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng, về hối phiếu khống. Trên cơ sở đó, Thông tư sẽ qui định chi tiết hơn về các vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động chiết khấu, về hợp đồng chiết khấu.

- Về trình tự, thủ tục chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thƣơng mại

Hiện nay pháp luật qui định rất chung chung về qui trình thực hiện hoạt động chiết khấu của ngân hàng thương mại. Theo Thông tư 04/2013/TT – NHNN thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện xét duyệt chiết khấu theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng,

76

giấy tờ có giá khác. Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác cho khách hàng, khách hàng chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc qui định như vậy là không hợp lý, bởi lẽ sau khi thẩm định hồ sơ chiết khấu và quyết định chiết khấu thì các bên rất cần gặp gỡ để thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chiết khấu. Hợp đồng chính là cơ sở để xác lập các quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của các bên và cũng là “công cụ” để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể hợp đồng khi phát sinh tranh chấp. Hình thức pháp lý của quan hệ chiết khấu giữa ngân hàng và khách hàng được thể hiện bằng hợp đồng. Nếu các bên đồng thuận thì khách hàng mới làm thủ tục chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng. Chính vì vậy, pháp luật cần qui rõ các bước trong hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại, bao gồm: nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định chiết khấu, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp đồng chiết khấu, chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng.

Trên cơ sở trình tự, thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng nêu trên, các ngân hàng có các quy định nội bộ cụ thể về hoạt động chiết khấu của ngân hàng mình, tuy nhiên không được trái pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

- Về chủ thể tham gia hoạt động chiết khấu hối phiếu

Chủ thể tham gia hoạt động chiết khấu hối phiếu bao gồm ngân hàng và khách hàng. Pháp luật đã qui định rất cụ thể điều kiện đối với ngân hàng khi thực hiện chiết khấu như trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác; Có quy định nội bộ để thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

77

khác phù hợp với quy định tại Thông tư 04/2013/TT - NHNN, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan. Tuy nhiên, đối với khách hàng thì pháp luật còn bỏ ngỏ, chưa xác định rõ khách hàng phải thỏa mãn điều kiện nào thì mới được chiết khấu tại ngân hàng.

Tại khoản 3, điều 2 Thông tư số 04/TT-NHNN quy định “ Khách hàng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là người thụ hưởng công cụ chuyển nhượng được phép giao dịch tại Việt Nam, chủ sở hữu giấy tờ có giá được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là khách hàng), bao gồm:

a) Tổ chức trong nước (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân trong nước;

b) Pháp nhân, cá nhân nước ngoài đang hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, cá nhân nước ngoài”.

Qua điều luật trên ta thấy, nhà làm luật chỉ quy định có tính chất liệt kê những khách hàng chiết khấu hối phiếu tại tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng chứ hoàn toàn không quy định các điều kiện pháp lý cụ thể mà chủ thể này phải thỏa mãn khi tham gia vào giao dịch chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng thương mại. Do đó, trên thực tế khi tiến hành nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, hầu hết các ngân hàng đều phải áp dụng các quy định chung theo thông lệ và tập quán giao dịch về điều kiện đối với khách hàng xin chiết khấu mà ngân hàng thương mại ở các nước trên thế giới vẫn áp dụng. Sự thiếu vắng các quy định về vấn đề này tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nó có thể khiến cho ngân hàng và khách hàng bị lúng túng khi cần áp dụng pháp luật Việt Nam để xác lập các giao dịch chiết khấu hối phiếu. Do vậy để khắc phục tình trạng này, pháp luật cần sửa đổi theo hướng quy định rõ những điều kiện mà khách hàng phải thỏa mãn khi tham gia vào giao dịch chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

78

- Về hợp đồng chiết khấu hối phiếu

Hiện nay hợp đồng chiết khấu hối phiếu được pháp luật qui định bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng; số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế của khách hàng; các thông tin chính của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Qui định trên vừa thừa lại vừa thiếu, bởi lẽ nếu trong hợp đồng có cả “các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật” thì việc qui định cụ thể trong văn bản pháp luật về các nội dung còn lại của hợp đồng bị vô hiệu hóa. Vì hợp đồng chiết khấu là một dạng của hợp đồng nói chung được qui định trong Bộ luật Dân sự, nên chăng không cần qui định cụ thể trong hợp đồng này cần phải có những điều khoản gì, bởi lẽ Bộ Luật Dân sự đã qui định vấn đề này rồi. Cái cần qui định ở văn bản pháp luật chuyên ngành là những đặc thù của hợp đồng chiết khấu như đối tượng hợp đồng và cách xác định giá đối với giấy tờ có giá. Nếu các bên không thỏa thuận được về giá thì có thể thuê hội đồng định giá hay không? Vấn đề chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu như thế nào nếu hối phiếu được phát hành cho nhiều chủ thể cùng một lúc (Luật Hối phiếu của Anh năm 1882 cho phép phát hành hối phiếu cho cả 2 người trở lên)? Nếu Hối phiếu phát hành là khống thì khi phát hiện ra, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng như thế nào.

79

Thiết nghĩ, pháp luật nên qui định rõ nếu NHTM phát hiện ra hối phiếu được chiết khấu là hối phiếu khống (sau khi đã chiết khấu) thì nên có qui định hợp đồng chiết khấu trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu. Như vậy, các bên hoàn trả những gì đã nhận và quyền lợi của ngân hàng được bảo đảm. Ngoài ra, do đặc thù của ngân hàng là trung gian trong nền kinh tế, vì vậy nếu hoạt động chiết khấu không an toàn thì ngân hàng dễ gặp rủi ro. Do đó, trong hợp đồng chiết khấu hối phiếu cần có điều khoản bảo đảm, trên cơ sở đó có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Về phƣơng thức chiết khấu hối phiếu

Hiện pháp luật chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu. Chiết khấu được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên,tuy nhiên nhà nước lại quá “bao cấp” đối với ngân hàng vì vậy sự tự do ý chí của các bên bị “bóp méo” và không bảo vệ được quyền lợi của khách hàng. Khách hàng cũng có thể bị rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không thu hồi được số tiền trên hối phiếu khi đến hạn thì khách hàng lại có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ này. Điều này là hoàn toàn vô lý, trái với bản chất của chiết khấu là mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu. Thiết nghĩ qui định này chỉ đúng với chủ thể chiết khấu là Ngân hàng nhà nước Việt Nam vì ngân hàng này hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận và thực hiện chiết khấu để đảm bảo chính sách tiền tệ quốc gia. Trong khi đó ngân hàng thương mại lại hoạt động theo cơ chế lợi nhuận giống như khách hàng thì nên chăng không nên có sự phân biệt đối xử như vậy.

- Về thành lập công ty định mức tín nhiệm và xếp hạng hối phiếu

Hoạt động kinh doanh hối phiếu của ngân hàng thương mại trong đó có chiết khấu hối phiếu luôn có nguy cơ gặp rủi ro do người bị ký phát hoặc người phát hành hối phiếu mất khả năng thanh toán vì nguyên nhân khách quan hoặc có những hành vi gian lận, lừa đảo để trốn tránh nghĩa vụ thanh

80

toán hối phiếu của mình. Tại các nước phát triển trên thế giới mà hối phiếu được sử dụng rộng rãi, để giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu, người ta thường thành lập các quỹ dự phòng thanh toán hối phiếu. Ngoài ra, để giảm thiểu các rủi ro cho các bên liên quan khi sử dụng hối phiếu, ở các nước phát triển trển trên thế giới họ đã thành lập các tổ chức xếp loại hối phiếu căn cứ vào những thông tin tài chính và bảng phân tích thu nhập để đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán của người ký phát, người phát hành hối phiếu [ 30]. Với những hối phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao thì hẳn nó sẽ được lưu thông trên thị trường dễ dàng hơn, và ngược lại. Ở Việt Nam, do thị trường hối phiếu còn chưa phát triển nên chưa có tổ chức xếp loại tín nhiệm hối phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. Do đó, việc sử dụng hối phiếu, đặc biệt là trong hoạt động thương mại ở nước ta rất dễ gặp phải rủi ro. Rủi ro này xuất phát từ việc thông tin không minh bạch và không được đáp ứng kịp thời. Đó là việc các bên tham gia không có đầy đủ những thông tin cần thiết về khả năng tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác.

Việc xếp loại đối với hối phiếu là rất cần thiết và rất quan trọng, từ hệ số tín nhiệm này mà hối phiếu được lưu thông trên thị trường thuận tiện hơn, trong đó có cả hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại. Ssở dĩ như vậy là do:

Hối phiếu đòi nợ là một lệnh đòi tiền, hối phiếu nhận nợ là một cam kết trả tiền vô điều kiện, việc hối phiếu có được thanh toán đúng hạn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của người bị ký phát và người phát hành, nhưng khả năng tài chính này thì không phải ai cũng biết vì trên tờ hối phiếu không thể hiện được điều đó, do đó, nếu hối phiếu được xếp hạng tín nhiệm thì dựa vào hệ số tín nhiệm đó người ta có thể biết được khả năng thanh toán của hối phiếu như thế nào?

81

Do hối phiếu hoàn toàn độc lập với giao dịch cơ sở phát sinh ra nó để lưu thông trên thị trường và hối phiếu có tính trừu tượng như đã phân tich ở trên nên việc xếp hạng tín nhiệm cho hối phiếu sẽ giúp cho những ngân hàng đánh giá được khả năng thanh toán của hối phiếu.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có công ty định mức tín nhiệm doanh nghiệp về khả năng thanh toán Hối phiếu. Mặc dù hệ số tín nhiệm doanh nghiệp có tác động rất tích cực đến sự phát triển của thị trường hối phiếu, trong đó có hoạt động chiết khấu hối phiếu. Hệ số tín nhiệm là một chỉ tiêu để thông qua nó người ta nhận biết được thực trạng về khả năng tài chính của doanh nghiệp, các ngân hàng khi nhận chiết khấu hối phiếu thường phải thẩm định xem khả năng thanh toán hối phiếu khi đến hạn của người bị ký phát như thế nào? và nếu người bị ký phát không thanh toán được thì khả năng thanh toán hối phiếu của người ký phát như thế nào để có thể đảm bảo quyền truy đòi hối phiếu của ngân hàng. Do đó, nếu các doanh nghiệp ký phát và phát hành hối phiếu được định mức tín nhiệm bởi một công ty định mức tín nhiệm có uy tín thì các ngân hàng có thể dựa vào hệ số tín nhiệm của người ký phát cao hay thấp để quyết định có nhận chiết khấu hay không. Các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Châu Âu họ đã có những công ty định mức tín nhiệm cách đây hàng trăm năm, giờ đây các công ty đó đã rất nổi tiếng và tiến hành định mức tín nhiệm cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức khắp toàn cầu như công ty Moody`s hay S&P…, [30]. Để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của thế giới, ngay từ bây giờ Việt Nam cũng đã cần có Hệ số tín nhiệm Việt Nam để làm lành mạnh hóa và phát triển thị trường tín dụng nhằm bảo vệ các nhà kinh doanh hối phiếu và các tổ chức tín dụng, tài chính, có như vậy thì các hoạt động thương mại liên quan đến hối phiếu trong đó có hoạt động chiết khấu hối phiếu của các Ngân hàng thương mại mới phát triển được.

82

Kết luận Chƣơng 3

Chương 3 đã phân tích những định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Các giải pháp trọng tâm vào quy trình, chủ thể, hợp đồng và phương thức chiết khấu. Bên canh đó việc thành lập công ty định mức tín nhiệm doanh nghiệp và xếp hạng hối phiếu là rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện chiết khấu hối phiếu.

Để thị trường tín dụng hối phiếu phát triển ở Việt Nam thì trước hết pháp luật cần điều chỉnh, bổ sung các quy định về chiết khấu hối phiếu. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hối phiếu, chiết khấu hối phiếu thì một số các giải pháp khác cũng cần được chú trọng đó là nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về hối phiếu và sử dụng hối phiếu trong kinh doanh thương mại, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường hối phiếu phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)