Phân biệt hoạt động chiết khấu hối phiếu và cầm cố hối phiếu của ngân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 39 - 42)

của ngân hàng thƣơng mại

Theo quy định tại Điều 326 của Bộ Luật dân sự 2005 về cầm cố tài sản thì “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” [22].

Theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 thì Người thụ hưởng hối phiếu có quyền cầm cố hối phiếu tại ngân hàng để bảo đảm cho một khoản vay tại Ngân hàng, các quy định về cầm cố hối phiếu được quy định cụ thể như sau:

“Điều 36. Quyền được cầm cố hối phiếu đòi nợ: Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Mục này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 37. Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố:Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản.

Điều 38. Xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm cố: Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho người cầm cố. Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố” [21].

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 thì Hợp đồng cầm cố tài sản, giấy tờ có giá nói chung và hợp đồng cầm cố hối phiếu nói riêng được xác lập nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chủ thể mang nghĩa vụ trong hợp đồng

35

chính. Tuy hợp đồng cầm cố là hợp đồng phái sinh từ hợp đồng chính, nhưng không phải trong mọi trường hợp hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng cầm cố vô hiệu theo. Điều này chỉ đúng khi các bên có thỏa thuận.

Hình thức bắt buộc của hợp đồng cầm cố hối phiếu là phải được lập thành văn bản, có thể lập thành một bản hợp đồng riêng, hoặc có thể ghi trong hợp đồng chính.

Cầm cố được sử dụng với vai trò là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là nguy cơ Ngân hàng không đòi được tiền gốc mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay cũng như tiền lãi phát sinh từ số tiền gốc. Cầm cố là một biện pháp bảo đảm nhằm ngăn ngừa những rủi ro đó.

Tài sản cầm cố chỉ được phép xử lý khi rủi ro xảy ra, đó là khi khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng sẽ phát mại tài sản cầm cố của khách hàng chính là việc chuyển nhượng hối phiếu cho người khác, nhận thanh toán giá trị của hối phiếu từ Người bị ký phát hoặc người phát hành hoặc chiết khấu hối phiếu đó tại Ngân hàng thương mại khác hoặc Ngân hàng Nhà nước nếu được chấp thuận. Việc xử lý tài sản bảo đảm này nhằm bù đắp vào khoản tiền mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay. Còn nếu khách hàng thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng của mình thì tài sản bảo đảm đó sẽ được trả lại cho khách hàng vay, khi đó đương nhiên Ngân hàng không có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng.

Do việc cầm cố buộc khách hàng phải chuyển giao tài sản cầm cố, cụ thể trong trường hợp này là chuyển giao hối phiếu cho Ngân hàng nên quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với hối phiếu của khách hàng cũng bị hạn chế. Trong thời gian cầm cố, khách hàng không có quyền chiếm hữu,

36

định đoạt ví dụ như: tặng cho, chuyển nhượng, chiết khấu hay cầm cố cho một nghĩa vụ khác đối với hối phiếu đã cầm cố nếu như không có thỏa thuận hoặc được sự đồng ý của Ngân hàng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những quyền đối với hối phiếu của khách hàng bị mất đi hoàn toàn và cũng không phải các quyền đó được chuyển giao cho Ngân hàng. Ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn trả lại hối phiếu cho khách hàng khi khách hàng hoàn thành xong nghĩa vụ đối với Ngân hàng.

Như vậy biện pháp cầm cố hối phiếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại có những điểm khác biệt rõ rệt với hoạt động chiết khấu hối phiếu là ở chỗ:

Thứ nhất, Hợp đồng cầm cố có thể lập thành văn bản riêng hoặc có thể ghi trong hợp đồng chính nhưng hợp đồng chiết khấu hối phiếu thì bắt buộc phải lập thành văn bản riêng. Hợp đồng cầm cố chỉ là hợp đồng phụ của hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng, việc khách hàng chuyển giao tài sản cho Ngân hàng quản lý trong thời gian vay vốn chỉ là một biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng để Ngân hàng tránh được những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Trong khi đó, hối phiếu là một loại giấy tờ có giá độc lập hoàn toàn với giao dịch kinh tế sản sinh ra nó, trên hối phiếu không cần phải thể hiện nguyên nhân sinh ra nó mà người ta chỉ quan tâm đến số tiền phải trả ghi trên hối phiếu và những nội dung liên quan đến việc trả tiền, do đó hợp đồng chiết khấu hối phiếu là một hợp đồng độc lập, hết thời hạn thanh toán thì người bị ký phát phải có trách nhiệm thanh toán vô điều kiện số tiền ghi trên hối phiếu cho Ngân hàng đã nhận chiết khấu hối phiếu đó mà Ngân hàng không cần quan tâm đến giao dịch thương mại trước đó phát sinh ra nó.

Thứ hai, về vấn đề chuyển giao hối phiếu: Nếu như ở hợp đồng cầm cố hối phiếu thì việc khách hàng chuyển giao hối phiếu cho Ngân hàng chỉ tạm thời làm mất đi quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt của họ, khách hàng sẽ

37

lại được sở hữu hối phiếu khi họ hoàn thành nghĩa vụ của mình trong hợp đồng tín dụng, và ở đây Ngân hàng phần lớn chỉ quan tâm đến việc khách hàng có trả nợ được cho mình đầy đủ và đúng hạn hay không chứ thực sự Ngân hàng cũng không muốn khách hàng không trả được nợ để họ phải sở hữu hối phiếu và phải chờ người bị ký phát thanh toán tiền cho mình. Nhưng trong quan hệ chiết khấu hối phiếu thì lại khác, cái mà Ngân hàng thương mại quan tâm đến chính là quyền sở hữu hối phiếu, với những hối phiếu có khả năng thanh toán cao (độ tín nhiệm cao) thì chúng dễ dàng được Ngân hàng nhận chiết khấu. Như đã phân tích ở phần trước của luận văn thì chiết khấu hối phiếu được hiểu là các Ngân hàng thương mại mua hối phiếu của Người thụ hưởng trước hạn thanh toán với một mức giá và lãi suất chiết khấu do hai bên thỏa thuận. Vậy nên, sau khi ký hợp đồng chiết khấu thì hối phiếu đương nhiên thuộc quyền sở hữu của các Ngân hàng, khách hàng hoàn toàn không còn quyền gì đối với hối phiếu. Ngay cả trong trường hợp chiết khấu hối phiếu có thời hạn thì trong thời hạn chiết khấu, hối phiếu đó vẫn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng, khách hàng xin chiết khấu chỉ có quyền ưu tiên mua lại khi hết thời hạn chiết khấu mà thôi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)