2.1 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thƣơng mại. ngân hàng thƣơng mại.
Trước đây, QĐ 63/2006/QĐ-NHNN về chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng (Điều 11) quy định thủ tục chiết khấu, tái chiết khấu như sau:
1. Khi nhận được đề nghị của khách hàng về việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, tổ chức tín dụng thẩm định các điều kiện và xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng để quyết định việc nhận chiết khấu, tái chiết khấu. Tổ chức tín dụng có thể yêu cầu khách hàng gửi giấy tờ chứng minh công cụ chuyển nhượng có đủ điều kiện chiết khấu, tái chiết khấu theo quy định tại Quy chế này.
2. Khi tổ chức tín dụng chấp nhận đề nghị của khách hàng về việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, khách hàng thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng cho tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng.
3. Đối với trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn, việc thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng về mua bán lại công cụ chuyển nhượng phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, Luật Các công cụ chuyển nhượng, Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.”
Điều 14 Thông tư 04/TT-NHNN quy định về thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác như sau:
1. Khi nhận được đề nghị của khách hàng về việc chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
46
nước ngoài thẩm định đánh giá mục đích sử dụng tiền chiết khấu, khả năng tài chính của khách hàng và khả năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác để quyết định việc nhận chiết khấu. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu khách hàng chứng minh công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác có đủ điều kiện chiết khấu theo quy định tại Thông tư này.
2. Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác cho khách hàng, khách hàng chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn, khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
4. Trình tự, thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được quy định cụ thể trong quy định nội bộ về hoạt động chiết khấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nghiên cứu hai điều luật trên ta thấy Điều 14 Thông tư 04/TT-NHNN đã quy định cụ thể và chi tiết hơn so với Điều 11 QĐ 63/2006/QĐ-NHNN ở chỗ ngân hàng thương mại không chỉ thẩm định khả năng tài chính của khách hàng và khả năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác mà còn thẩm định, đánh giá mục đích sử dụng tiền chiết khấu để quyết định việc nhận chiết khấu. Việc thẩm định, đánh giá mục đích sử dụng tiền chiết khấu là rất quan trọng vì nếu khách hàng sử dụng tiền chiết khấu không đúng
47
mục đích đưa ra khi đề nghị ngân hàng chiết khấu công cụ chuyển nhượng nói chung và hối phiếu nói riêng thì rủi ro đối với khách hàng là có thể xảy ra, từ đó ngân hàng nhận chiết khấu cũng có thể gặp rủi ro.
Quá trình thực hiện hoạt động chiết khấu hối phiếu vừa thể hiện những đặc điểm chung của việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, đồng thời cũng phản ánh những đặc điểm riêng có tính chất kỹ thuật nghiệp vụ của quan hệ chiết khấu hối phiếu. Qui trình này bao gồm các bước sau: khách hàng nộp hồ sơ xin chiết khấu; ngân hàng thẩm định hồ sơ và quyết định (hoặc từ chối) chiết khấu; Nếu ngân hàng chấp thuận chiết khấu thì hai bên (ngân hàng và khách hàng) đàm phán các điều khoản trong hợp đồng chiết khấu hối phiếu và ký kết hợp đồng chiết khấu hối phiếu. Sau đó khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu.
Khách hàng có nhu cầu chiết khấu là người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng chiết khấu bằng việc gửi đến ngân hàng thương mại bộ hồ sơ xin chiết khấu, tái chiết khấu. Bộ hồ sơ gồm các tài liệu như: đơn xin chiết khấu, bảng kê các hối phiếu xin chiết khấu kèm bản gốc hối phiếu, các giấy tờ chứng minh năng lực chủ thể của người xin chiết khấu, kế hoạch, mục đích sử dụng số tiền khách hàng nhận được khi chiết khấu hối phiếu… Khách hàng ở đây có thể là tổ chức, cá nhân. Đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài (kể cả quỹ đầu tư nước ngoài), nếu đang cư trú hợp pháp tại VN và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự theo pháp luật VN thì cũng được chiết khấu.
Sau khi nhận được bộ hồ sơ xin chiết khấu do khách hàng gửi đến, ngân hàng thương mại tiến hành thẩm định các điều kiện pháp lý về mặt nội dung và hình thức của Hối phiếu được chiết khấu, tái chiết khấu. Công việc này được thực hiện thông qua hành vi thẩm định của các nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp, mà kết quả cuối cùng của giai đoạn thẩm định là cho ra đời một kết quả báo cáo thẩm định. Bản báo cáo này được trình lên người đại diện
48
có thẩm quyền của pháp nhân tổ chức tín dụng. Ví dụ như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hay Giám đốc chi nhánh được ủy quyền và người đại diện này sẽ quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối chiết khấu.
Thông thường, hành vi chấp nhận đề nghị hợp đồng chiết khấu sẽ được thể hiện bằng việc ngân hàng thương mại lập bảng kê danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu và gửi cho khách hàng, trong đó ghi rõ số tiền được chiết khấu, số tiền bị ngân hàng thương mại khấu trừ và số tiền còn lại mà khách hàng được hưởng.
Về nguyên tắc, ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm đối với lời chấp nhận đề nghị giao kết kể từ thời điểm gửi đi bảng danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu. Trong trường hợp từ chối chiết khấu thì ngân hàng thương mại hoàn trả lại cho khách hàng những giấy tờ có giá không được chiết khấu, kèm theo biên bản trả lời có ghi rõ lý do từ chối chiết khấu.
Kể từ thời điểm văn bản chấp nhận đề nghị chiết khấu được ngân hàng thương mại gửi đến khách hàng, có thể xem như hợp đồng chiết khấu hối phiếu đã hình thành. Tuy nhiên, thông thường khách hàng và ngân hàng đàm phán, thỏa thuận cụ thể các nội dung của hợp đồng này và ký kết hợp đồng. Sau đó khách hàng làm ngay thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu cho Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở mệnh giá ghi trên hối phiếu, Ngân hàng thanh toán cho khách hàng số tiền mà họ được hưởng, sau khi đã khấu trừ đi lãi suất chiết khấu và các khoản chi phí khác do các bên đã thỏa thuận.
Thực hiện hợp đồng chiết khấu hối phiếu là giai đoạn kế tiếp sau khi hợp đồng này được ký kết và phát sinh hiệu lực pháp lý. Việc thực hiện hợp đồng chiết khấu hối phiếu thường được hiểu đồng nghĩa với việc các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ đã pháp sinh từ hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ khi nào các bên thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của họ thì khi
49
đó hợp đồng chiết khấu hối phiếu mới được coi là đã thực hiện xong và do đó hợp đồng cũng được xem là chấm dứt hiệu lực pháp lý.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thực hiện hợp đồng chiết khấu hối phiếu bao gồm các hành vi pháp lý chủ yếu sau đây:
Khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu được chấp nhận chiết khấu cho ngân hàng thương mại. Từ điều 27 đến điều 34 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 đã quy định rất cụ thể và chi tiết về hình thức chuyển nhượng, các loại hối phiếu không được chuyển nhượng, nguyên tắc chuyển nhượng hối phiếu, quyền và nghĩa vụ của người chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hối phiếu. Do đó khi khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử hữu hối phiếu cho ngân hàng thương mại thì cả phía ngân hàng và khách hàng đều cần áp dụng đúng các quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu để tránh những mâu thuẫn có thể phát sinh.
Tóm lại kể từ khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu, ngân hàng thương mại trở thành chủ sở hữu hợp pháp của hối phiếu đó và được hưởng toàn bộ các quyền phát sinh từ hối phiếu đó.
Trên cơ sở giá trị của hối phiếu đã được chiết khấu, ngân hàng thương mại trả số tiền mà khách hàng được hưởng vào tài khoản tiền gửi của họ hoặc trả bằng tiền mặt hay séc theo yêu cầu của khách hàng.
Khi đến hạn thanh toán của hối phiếu ngân hàng thương mại xuất trình hối phiếu một cách hợp lệ để đòi tiền người bị ký phát hoặc người phát hành. Trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán thì áp dụng Điều 45 luật các công cụ chuyển nhựơng 2005 “Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hôi phiếu đòi nợ trong thời hạn qui định tại khoản 1 – Điều 44 của Luật này.”
“Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán vời người chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo Điều 48 của Luật này”.
50
Điều 48 - Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 qui định về quyền truy đòi do hối phiếu đòi nợ không đươc chấp nhận hoặc không được thanh toán như sau:
1.Người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền qui định tại Điều 52 của
Luật này đối với những người sau đây:
a.Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình
trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ theo qui định của Luật này;
b.Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, khi hối phiếu
đòi nợ đến thời kỳ thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của hối phiếu đòi nợ;
c.Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, trong trường
hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận.
d.Người chuyển nhượng, người bảo lãnh, trong trường hợp hối phiếu
đòi nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận
2.Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền
truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.”