Phương thức chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 37 - 39)

Trong thực tế, đôi khi khách hàng có nhu cầu vốn cấp thời và chỉ muốn bán hối phiếu cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định để có thể có một khoản vốn cần thiết và cam kết hết thời hạn đó thì khách hàng sẽ mua lại chính hối phiếu đó từ ngân hàng.

Đối với phương thức chiết khấu này các bên đã thỏa thuận hai vấn đề cơ bản sau:

33

Một là, khách hàng cam kết bán hối phiếu cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định với giá cả do hai bên thỏa thuận ngay ở thời điểm ký kết hợp đồng. Với cam kết này khách hàng phải có nghĩa vụ chuyển giao hối phiếu cho ngân hàng cầm giữ và quản lý như một chủ sở hữu, nhưng chủ sở hữu này bị hạn chế quyền định đoạt. Đồng thời khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán ngay cho mình khoản tiền bán hối phiếu theo giá cả đã được hai bên thỏa thuận.

Hai là, khách hàng cam kết sẽ mua lại hối phiếu đó từ ngân hàng thương mại khi thời hạn bán kết thúc. Với cam kết này khách hàng được quyền ưu tiên mua lại hối phiếu so với người thứ ba, đồng thời ngân hàng có nghĩa vụ phải bán lại hối phiếu đó cho khách hàng trong thời hạn đã cam kết, theo giá cả các bên thỏa thuận trước. Nếu kết thúc thời hạn thỏa thuận mua lại mà khách hàng không thực hiện việc mua lại thì khi đó họ mất quyền ưu tiên mua lại hối phiếu của họ và khi đó ngân hàng cũng không còn bị ràng buộc với nghĩa vụ phải bán lại hối phiếu đó cho khách hàng, đồng thời ngân hàng có toàn quyền định đoạt đối với hối phiếu theo ý chí của chính mình chứ không còn bị chi phối bởi cam kết bán lại với khách hàng được chiết khấu nữa.

Như vậy có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi và chiết khấu có kỳ hạn của hối phiếu là ở quyền sở hữu hối phiếu của ngân hàng nhận chiết khấu. Ở phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi , ngân hàng sẽ được sở hữu ngay hối phiếu kể từ khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu. Còn trong phương thức chiết khấu có kỳ hạn, nếu sau thời hạn chiết khấu mà khách hàng không mua lại hối phiếu theo thỏa thuận thì ngân hàng mới là chủ sở hữu đầy đủ đối với hối phiếu và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ hối phiếu đó. Ngoài ra, trong phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi, ngân hàng luôn được đảm bảo khả năng thanh toán tiền đã chiết khấu kể cả khi

34

người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu không thực hiện.Điều này hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động chiết khấu hối phiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)